MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc tập luyện cũng là điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý. Ảnh: Huy Phương

Sự khác nhau khi tập thể dục trước và sau bữa ăn ở người đường huyết cao

HẠ MÂY (Theo aboluowang) LDO | 25/02/2023 16:00
Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tập luyện cũng là điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý. Dưới đây là sự khác nhau khi tập thể dục trước và sau bữa ăn ở người đường huyết.

Tập thể dục trước bữa ăn dễ làm tăng nguy cơ tụt đường huyết do cơ thể tiêu thụ nhiều glycogen hơn. Hạ đường huyết có thể còn đáng sợ hơn lượng đường trong máu cao, một khi kéo dài sẽ dẫn đến tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đói, chóng mặt, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong.

Lúc này không nên duy trì trạng thái tập thể dục mà nên kịp thời ăn thức ăn có hàm lượng calo cao hoặc uống nước đường để cơ thể phục hồi chức năng sinh lý bình thường.

Tập thể dục sau bữa ăn sẽ an toàn hơn cho bệnh nhân tiểu đường và giúp ngăn ngừa hạ đường huyết. Tập thể dục sau bữa ăn một giờ trở lên sẽ không khiến lượng đường trong máu dao động lớn. Đồng thời có lợi để giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường sau bữa ăn hai giờ.

Hơn nữa, trong một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục vừa phải thường xuyên ở bệnh nhân tiểu đường có thể giúp ổn định tình trạng và xây dựng sức khỏe thể chất, tinh thần tốt.

Tùy theo sức khỏe thể chất và mức độ phát triển của bệnh mà bạn có thể lựa chọn phạm vi bài tập phù hợp với mình, chẳng hạn như tập aerobic, đi bộ nhanh, chạy bộ, chơi bóng,… phù hợp với hầu hết mọi người. Nếu tính đến thể trạng và yêu cầu các bài tập thư giãn thì thái cực quyền và yoga là chính.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn