MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Táo bón lâu ngày, đi tiểu rắt nguy cơ mắc bệnh gì?

TS.BS Phạm Công Khánh - Phó trưởng khoa Nội soi (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) LDO | 28/08/2022 16:00

Bị táo bón, đi tiểu rắt lâu ngày, nhiều người chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng cơ bản này nhưng không đi thăm khám. Khi đến bệnh viện được chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng hoặc nặng hơn viêm ruột thừa sẽ rất nguy hiểm nếu đến muộn. 

Theo TS.BS Phạm Công Khánh - Phó trưởng khoa Nội soi (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) để bệnh nhân hiểu được sự nguy hiểm của táo bón hoặc đi tiểu rắt lâu ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào, chúng ta cần phân biệt các loại bệnh liên quan đến có phương án điều trị đúng và kịp thời.

Hiện nay, có hai trường hợp mà bệnh nhân có thể gặp phải như viêm túi thừa đại tràng và viêm ruột thừa là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Trong giải phẫu, viêm ruột thừa là một cấu trúc của ống tiêu hoá có dạng đường ống xuất phát từ mân tràng. Còn viêm túi thừa là một túi nhỏ, không phải cấu trúc hình ống như ruột thừa. Viêm túi thừa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đại tràng, có thể ở mân tràng, đại lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống… 

Túi thừa đại tràng, cần phân biệt túi thừa thật và giả. Đối với túi thừa thật có cả 4 lớp của ống tiêu hoá, xảy ra ở đại tràng ở phía bên phải và chủ yếu ở người trẻ. 

Đối với túi thừa giả là những túi thừa có niêm mạc, thanh mạc của đại tràng. Túi thừa giả thường xảy ra ở người lớn tuổi do bị táo bón lâu ngày làm áp lực trong đại tràng, làm các niêm mạc thoát ra khỏi lớp cơ, tạo thành túi thừa bên ngoài. 

Nguyên nhân của viêm túi thừa là bị kẹt lại bởi phân, làm cho các vi khuẩn ở bên trong túi thừa phát triển lên gây viêm thành túi thừa cũng như xung quanh của túi thừa. Tình trạng viêm này có thể vừa đến nặng. Nặng thì túi thừa vỡ ra và tạo áp se xung quanh, nhiễm trùng ổ bụng. 

Khi bị viêm túi thừa có thể gặp các triệu chứng như bị đau bụng do túi thừa bị viêm, nếu viêm túi thừa bên phải thì bị đau bụng bên phải và ngược lại. Đặc biệt, đối với những túi thừa ở mân tràng thường nhầm lẫn với viêm ruột thừa nên cần đến bệnh viện thăm khám, xác định xem bị viêm ruột thừa hay viêm túi thừa đại tràng. 

Nếu viêm ruột thừa cần phải phẫu thuật, còn đối với viêm túi thừa ở mân tràng có thể điều trị nội khoa. Những bệnh nhân bị viêm túi thừa bên trái chúng ta đau bụng ở vùng bên trái, có thể đau bụng ở vùng hông trái. 

Bên cạnh việc đau bụng những triệu chứng có thể gặp như sốt nhẹ, thay đổi thói quen đi tiêu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra mủ. Đó là biểu hiện biến chứng của viêm túi thừa. 

Đối với bệnh viêm túi thừa thì tuỳ giai đoạn của viêm túi thừa. Nếu nhẹ có thể điều trị nội khoa, sử dụng các loại kháng sinh, cho ruột nghỉ ngơi khi ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu nặng gây ra biến chứng bị áp se thì cần phải truyền dịch mạnh hơn, đôi khi những ổ áp se lớn còn phải chọc hút mủ ra bên ngoài. 

Đối với viêm túi thừa gây ra tình trạng viêm khúc mạc khu trú hay toàn thể thì chắc chắn cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như dính ruột, xì dò.

Các chuyên gia khuyến cáo, cần hạn chế bị táo bón, uống nhiều nước. Duy trì 1 thói quen tập thể dục, tăng cơ bóp. Chế độ ăn cố gắng ăn các loại ăn có nhiều chất xơ, trái cây..

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn