MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vaccine phòng dại nên tiêm dự phòng trước hay sau khi bị chó cắn?

HƯƠNG SƠN LDO | 17/07/2022 20:00

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vaccine phòng dại.

Hiện nay, Việt Nam có 2 vaccine phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vaccine Verorab do Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất và vaccine Abhayrab do Human Biologigical Institute, Ấn Độ sản xuất. Vaccine dại được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ do người dân tự chi trả.

Theo tâm lý thông thường, khi người dân không may bị chó căn mới bắt đầu đi chích ngừa. Việc này, theo các chuyên gia y tế ngoài việc sau tiêm khi vừa mới bị cắn thì khả năng không kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, thời gian vàng tiêm ngừa dại, theo dõi tình trạng bất thường của vật nuôi… lúc đó phải truyền huyết thanh và đây cũng là kỹ thuật không phải đơn giản. 

Hơn nữa, với lịch tiêm sau khi bị chó cắn, số mũi và khoảng cách tiêm rất khó khăn và ngặt nghèo, chúng ta phải tiêm liên tục 0 - 3 - 7 - 14 - 28, tức là 5 mũi.

Theo khuyến cáo mới nhất từ các chuyên gia y tế, nếu ở những nơi, những vùng nguy cơ bị chó cắn cao thì cần chủ động phòng ngừa bằng vaccine, tiêm trước khi bị động vật cắn. Khi không may chúng ta bị chó cắn thì lịch tiêm cực kỳ đơn giản, chỉ cần tiêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Tức là lúc đó, vết thương có nặng cỡ nào, nguy hiểm đến đâu, chúng ta không cần thiết phải tiêm huyết thanh nữa, đây là thuận lợi rất lớn của việc chủ động tiêm vaccine phòng dại trước.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn