MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều cảng biển tốt là lợi thế tự nhiên hầu như “tuyệt đối”. Ảnh minh họa, nguồn: NDH.

Lợi thế sinh bất cập

NGUYỄN TRUNG HIẾU LDO | 25/01/2018 06:48
Đó là nhận định của TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - thành viên nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung, trước hiện trạng các địa phương khu vực này có tâm lý, “họ có gì, ta có đó”.

Với đường bờ biển dài hơn 1.200km, hiện từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có 13 cảng biển, trong đó có 7 cảng biển loại 1. Theo ông Thiên đánh giá: Nhiều cảng biển tốt là lợi thế tự nhiên hầu như “tuyệt đối”.

Tuy vậy cũng cần cảnh báo, nếu không biết phát huy đúng cách, lợi thế to lớn có thể trở thành yếu tố kìm hãm, dễ chuyển thành bất lợi thế, có tác động phá vỡ các nỗ lực phát triển của mỗi địa phương. 

Bằng chứng, hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh phát triển cảng biển đang diễn ra quyết liệt giữa các tỉnh Miền Trung là điển hình của nghịch lý này. Thừa Thiên-Huế có cảng Chân Mây; đến Đà Nẵng, rồi Quảng Nam có cảng Kỳ Hà; cảng Dung Quất ở Quảng Ngãi. Vào 200km Bình Định có cảng Quy Nhơn... Cảng nào cũng đều có vị thế thuận lợi, nên khó “nhường nhau” trong nỗ lực phát triển.

Trên thực tế, vì lợi ích địa phương, mỗi tỉnh đều muốn phát triển tối đa cảng của mình, mặc kệ cảng sát ngay bên cạnh. Theo ông Thiên, đó là tình thế “hai con dê qua cầu” trong nỗ lực phát triển lợi thế cảng biển (và cảng hàng không cũng vậy) đang được xác lập giữa các tỉnh trong vùng.

Ngoài ra, hiện toàn vùng duyên hải Miền Trung có 6 khu kinh tế ven biển, diện tích quy hoạch 152.000ha, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu, nhưng hầu như chưa được khai thác đáng kể, ngoại trừ Dung Quất và Chu Lai. Sự dày đặc các khu kinh tế ven biển và các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện tại lại không phải là một chỉ báo chứng tỏ vùng đã có một “hậu phương công nghiệp” mạnh, mà mang lại hệ lụy các địa phương tranh nhau “hạ giá”, mở ưu đãi để thu hút đầu tư cùng những lĩnh vực sản xuất giống nhau.

Theo TS Trần Đình Thiên, đó là vòng luẩn quẩn phát triển đang hình thành ở vùng kinh tế nhiều lợi thế và tiềm năng này. Càng ra sức đầu tư phát huy lợi thế, sức hấp dẫn đầu tư càng bị phân tán, xu hướng cạnh tranh “cùng xuống đáy” giữa các tỉnh lại càng khốc liệt. Đó thực sự là một nguy cơ phát triển của vùng, cần được đặt ra, nếu không muốn nói, từ lợi thế, do thiếu tính liên kết, các tỉnh Miền Trung đang đẩy nhau vào thế bất lợi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn