MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Huế) thuộc cùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ảnh: Internet.

Triệt tiêu lợi thế, giẫm chân lên nhau

NGUYỄN TRUNG HIẾU LDO | 21/05/2018 06:30
Mới đây (5.2018), tại TP.Huế đã diễn ra hội nghị “Liên kết phát triển các Khu kinh tế và Khu công nghiệp (KKT và KCN) tại các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Hội nghị này, xuân thu nhị kỳ, nhưng điều đáng lưu tâm là những vấn đề đặt ra cứ mãi cũ trong các hội nghị mang nội dung này.

Ít nhất là cách đây vài tháng được tổ chức tại Hội An, Quảng Nam có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Đó là hiện tượng “tỉnh bạn có gì, ta có đó” vẫn tồn tại, và thậm chí còn phát triển hơn trước.

Vùng KTTĐ miền Trung gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP.Đà Nẵng là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên, khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững… Từ đó hàng loạt khu kinh tế (KKT) ven biển ra đời như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội cùng 19 khu công nghiệp (KCN) với những ưu đãi vượt trội.

Khó nơi nào có mật độ cảng biển nước sâu lại san sát như ở đây. Hầu như tỉnh, thành nào cũng có sân bay riêng… Thế nhưng, sau 10 năm thành lập Vùng KTTĐ miền Trung, các KKT và KCN vẫn chưa tạo đột phá trong phát triển so với lợi thế và tiềm năng.

Vì giống nhau nhiều thứ nên tỉnh, thành nào cũng ra sức tiếp thị, quảng bá hình ảnh của mình và “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với những chủ trương, chính sách, cơ chế riêng của địa phương, như hạ giá đất cho thuê, kéo dài thời hạn nộp thuế... Chính sự giẫm chân nhau đó đã triệt tiêu lợi thế lẫn nhau và làm lệch lạc hướng đi trong khai thác tiềm năng sẵn có vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong vùng.

Một đại biểu cho rằng, muốn gỡ bỏ tình trạng trên thì cần có cơ chế điều phối, quản trị mang tính vùng; xây dựng cơ chế chính sách thích hợp, thúc đẩy liên kết, nương tựa lẫn nhau… Tuy vậy từ nội dung hội nghị ra đến thực tiễn từ nhiều năm qua cho thấy, để làm được điều này phải có sự điều phối của cấp cao hơn cấp chính quyền mỗi địa phương.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn