MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cán bộ, công nhân viên ngành Ngân hàng đóng góp ủng hộ chương trình an sinh xã hội “Tiếp lửa biên cương - phòng chống COVID-19”. Ảnh: CĐNH

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Tăng cường công tác phòng chống dịch

Thanh Thủy LDO | 10/05/2020 10:03

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam vừa ban hành văn bản số 415/CĐNH tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. 

Ngày 10.5, Phó Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Trần Hồng Tuấn cho biết, để phòng chống dịch COVID-19, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn, các tổ chức tín dụng, đơn vị trong ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương.

Cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, đồng nghiệp thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp, đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch tại gia đình, công cộng, nơi làm việc...; thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe khi có dấu hiệu ho, sốt liên hệ ngay với nhân viên y tế, cơ sở y tế và thực hiện nghiêm việc cách ly.

Tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe cho đoàn viên, người lao động do các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

Cùng với đó, đi sâu, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, việc làm, đời sống, những khó khăn của đoàn viên người lao động; xây dựng tiêu chí, rà soát, tổng hợp, lựa chọn đoàn viên, người lao động thuộc trường hợp khó khăn để xem xét, hỗ trợ chăm lo từ nguồn Tài chính Công đoàn; Quỹ tình nghĩa ngành Ngân hàng hoặc đề xuất với chuyên môn đồng cấp hỗ trợ từ nguồn Quỹ phúc lợi của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để người cán bộ, đoàn viên, người lao động hiểu, nắm rõ tình hình, diễn biến dịch bệnh, các giải pháp của Chính phủ; của các cấp công đoàn, của Ngành và của địa phương, từ đó giúp người lao động yên tâm, tin tưởng và tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, góp phần khôi phục sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trọng thông tin, truyền thông rộng rãi để người lao động hiểu về tính ưu việt, lợi ích lâu dài khi tham gia bảo hiểm xã hội, khuyến cáo người lao động không mua bán, cầm cố, thế chấp sổ Bảo hiểm xã hội và chỉ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp bất khả kháng.

Công đoàn các cấp trong ngành cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe, thể trạng của người lao động thông qua các hình thức: cải thiện chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ thêm các bữa ăn phụ, các loại thực phẩm, bổ sung khoáng chất, vitamin; bố trí giãn cách thời gian, vị trí ngồi ăn ca.

Đặc biệt chú trọng thực hiện các biện pháp an toàn, phòng tránh và sớm phát hiện các nguy cơ lây nhiễm đối với các vị trí việc làm có tỷ lệ tiếp xúc cao, như giao dịch viên, nhân viên kho quỹ, lái xe...

Ngoài ra các đơn vị cần thực hiện tiết kiệm chi quản lý hành chính, hạn chế tối đa các hoạt động hội nghị, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, hội thi... để dành nguồn kinh phí chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn