MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường tặng ảnh Bác Hồ cho Công đoàn Y tế Việt Nam.

Giới thiệu Công đoàn Y tế Việt Nam: Công đoàn Y tế Việt Nam

BBT LDO | 20/11/2018 09:31
Trụ sở: Số 138C Giảng Võ, phường Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Điện thoại: 024-3846 1716 Fax: 024-38463971 Email:vanphongcdyt@gmail.com

I. Lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam:

1. Chủ tịch: PGS.TS. Phạm Thanh Bình: 

Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam

Điện thoại: 024 38445809

PGS.TS Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam (phải) - tặng quà hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn Y tế tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do lũ lụt năm 2018.

2. Phó Chủ tịch: Ths.BS Phạm Thị Thanh Thủy

Điện thoại: 024 38462366

II. Chức năng và nhiệm vụ:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

b. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành.

c. Nghiên cứu tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của ngành:

- Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chông lãng phí.

- Đại diện cho người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế dộ, chính sách thuộc ngành, nghề; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động; kiến nghị với cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

- Phối hợp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

d. Nghiên cứu đề xuất với Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐVN về mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới:

- Triển khai các chỉ thị, nghị quyết cửa công đoàn cấp trên, nghị quyết đại hội công đoàn ngành trung ương.

- Tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

e. Chủ động phối hợp với LĐLĐ tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thông ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cùng ngành.

g. Chủ động phối hợp với LĐLĐ tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo các công đoàn cơ sở của ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

h. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

i. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng LĐLĐVN.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn