MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giáo viên trăn trở về bảng lương mới sau cải cách tiền lương. Ảnh: Anh Thư

Lương giáo viên có giảm sau khi bỏ, gộp các khoản phụ cấp không?

Trang Hà LDO | 03/04/2024 20:13

Hiện hàng triệu giáo viên trên cả nước đang mong chờ bảng lương mới sau cải cách tiền lương 1.7.2024.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:

Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).

Điểm đáng chú ý được nhiều giáo viên quan tâm là khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đồng thời, bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề.

Bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, cô Nguyễn Thanh Huyền - giáo viên Trường Tiểu học Nghi Kim (Nghệ An) nói: "Cách tính lương mới có nhiều sự thay đổi, đặc biệt gộp các loại phụ cấp, rồi bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo... Chúng tôi rất băn khoăn về việc tăng giảm lương sắp tới".

Cô Huyền cũng trăn trở việc cắt bỏ phụ cấp thâm niên, bởi đây là minh chứng cho sự nỗ lực cống hiến của giáo viên.

"Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa biết số lương cụ thể sẽ được nhận sau 1.7.2024. Thế nhưng, chưa tính số tiền hao hụt từ việc gộp các khoản phụ cấp thì cắt bỏ phụ cấp thâm niên sẽ ảnh hưởng đến quỹ lương hàng tháng của mỗi người - giảm từ vài trăm đến hàng triệu đồng tùy vào số năm công tác” - cô Huyền băn khoăn.

Tiền lương mới giáo viên từ 1.7.2024 có bị giảm không? Ảnh: Anh Thư

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới sẽ bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà từng khẳng định, trong thời gian tới, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, đặc biệt quán triệt tinh thần của nghị quyết. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.

8 khoản phụ cấp giáo viên có thể nhận sau cải cách tiền lương 1.7.2024

Từ ngày 1.7.2024, chế độ phụ cấp cho giáo viên sẽ được sắp xếp lại theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Theo đó, 08 khoản phụ cấp giáo viên có thể được nhận từ 1.7.2024 bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp theo nghề; Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn