MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng chưa được cấp kinh phí để trả trợ cấp cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Trường không được cấp kinh phí, sinh viên dài cổ chờ hỗ trợ học phí

Vân Trang LDO | 11/03/2023 14:05

Sau gần 3 năm bắt đầu triển khai Nghị định 116, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chưa được nhận kinh phí để chi trả cho sinh viên khoản trợ cấp sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng.

Hàng trăm sinh viên sư phạm chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt

Đánh giá về công tác tuyển sinh khối ngành sư phạm năm 2022, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - cho rằng, sau hai năm triển khai Nghị định 116, kết quả tuyển sinh khối ngành đào tạo giáo viên rất khả quan, chất lượng đầu vào được nâng lên.

Theo Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ ngày 15.11.2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022, mỗi sinh viên được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường nếu có nhu cầu. 

Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn không đặt hàng đào tạo giáo viên cho địa phương mình; Một số địa phương đã đặt hàng nhưng lại không chuyển kinh phí cho cơ sở đào tạo... 

TS Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội - cho biết, nhu cầu tuyển dụng giáo viên của các địa phương hàng năm là rất lớn.

Đơn cử như TP. Hà Nội, trung bình mỗi năm tuyển dụng 4-5 nghìn giáo viên, thậm chí có năm lên đến 8 nghìn. Nhưng đến nay trường không nhận được đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ của TP. Hà Nội cũng như các địa phương khác theo tinh thần của Nghị định 116.

Ông Tuân cũng cho hay, năm 2021-2022, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh khóa đầu tiên theo tinh thần của Nghị định 116, trường cũng thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của nghị định nhưng đến thời điểm này trường chưa được cấp kinh phí.

"Khó khăn này trường đã nhiều lần kiến nghị, nhưng Bộ GDĐT cho biết ngân sách do địa phương trả. Các địa phương có lý giải là tỉnh không đặt hàng, không giao nhiệm vụ nên những sinh viên đó không được cấp kinh phí” - ông Tuân nói.

TSg Nguyễn Văn Tuân cũng chia sẻ, năng lực đào tạo các khối ngành sư phạm hiện nay của trường Đại học Thủ đô là khoảng 2.000 sinh viên/năm. Hiện mỗi năm, trường được Bộ GDĐT phân bổ 700-800 chỉ tiêu/năm.

“Với chỉ tiêu được Bộ GDĐT cấp, đề nghị ngân sách Trung ương sẽ cấp cho các trường để các đơn vị đỡ gặp khó khăn khi làm việc với địa phương” - ông Tuân kiến nghị giải pháp tháo gỡ những khó khăn mà các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên đang gặp phải.

Bộ GDĐT lên tiếng giải đáp 

Trước vướng mắc của các cơ sở đào tạo về việc tuyển sinh đào tạo giáo viên theo quy định của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116 quy định rõ việc đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên do ngân sách địa phương chi trả.

Bộ GDĐT cũng đang kiến nghị Chính phủ sửa Nghị định 116. Tuy nhiên dù sửa theo hướng nào, ngân sách đào tạo giáo viên cũng sẽ qua UBND các tỉnh, thành phố.

Riêng đối với TP. Hà Nội, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, hàng năm thành phố tuyển dụng, sử dụng nhiều nhân lực giáo viên thì cần phải có trách nhiệm chi trả ngân sách trong đào tạo giáo viên.

Thành phố Hà Nội cần có trách nhiệm chi trả kinh phí này cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Bộ GDĐT nhiều lần gửi văn bản sang UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này

“Trường Đại học Thủ đô là trường duy nhất trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Vì sao lại không cấp ngân sách để đào tạo giáo viên? Trường nào thuộc địa phương mà địa phương không giao nhiệm vụ, không đặt hàng và không cấp ngân sách đào tạo giáo viên thì Bộ GDĐT sẽ không cấp chỉ tiêu năm nay” - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn