MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của QH (Ảnh: Q.H)

Có hiện tượng doanh nghiệp của ta cạnh tranh, nói xấu nhau trên thị trường thế giới

Xuân Hải LDO | 14/09/2016 13:43
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói như vậy tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 14.9, khi cho ý kiến về dự Luật quản lý ngoại thương.
Cho ý kiến vào dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh, quan điểm luật ra đời là phát triển ngoại thương, nhưng hình như chúng ta quản lý nhiều hơn phát triển. Quản lý đương nhiên là một bộ phận, nhưng phát triển ngoại thương mới là quan điểm lớn nhất chứ không phải quản lý ngoại thương.
“Nhìn vào Luật còn thấy nặng nề, nào giấy phép rồi thậm chí quyền lực của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương rất lớn, từ hạn ngạch, áp dụng cho anh nào đi, cho anh nào ở...  Ở đây sự giám sát, minh bạch, công bằng vấn đề ngoại thương thể hiện ở khoản, điểm nào. Hạn ngạch là vấn đề rất khó trong xuất nhập khẩu thì các đồng chí minh bạc hóa, công bằng hoá những quyền lực của Bộ Công thương trên những điều khoản nào?” – ông Bình nói.
Liên quan biện pháp phòng vệ thương mại, ông Bình cho rằng chính các doanh nghiệp Việt Nam là có sự cạnh tranh chưa tốt như trong thu mua làm ảnh hưởng lớn đến ngoại thương, từ con tôm, con cá, lúa gạo, trái cây..
Ông Bình cho biết: Hiện có hiện tượng chính nội bộ doanh nghiệp của chúng ta cạnh tranh với nhau, hạ giá nhau và nói xấu nhau trên thị trường thế giới. Đó là chưa kể hiện nay thương lái Trung Quốc đi về Đồng bằng sông Cửu Long đưa tiền và mua thẳng của nông dân, doanh nghiệp Việt thua vì giá cỡ nào họ cũng mua. Vậy xử lý vấn đề núp bóng trong nước thu mua, hạ giá cạnh tranh nhau, chèn ép nhau thì luật quan tâm vấn đề cạnh tranh thế nào?.
Ông Bình cũng lưu ý, vấn đề phòng vệ trong dự luật mới tính đến doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng khi khi doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bị chèn ép thì vấn đề bảo vệ đặt ở đâu trong luật này cũng cần làm rõ để doanh nghiệp đỡ thiệt thòi. Bởi theo ông Bình, khi Việt Nam ký kết FTA, tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới, nhìn bề ngoài có vẻ bình đẳng, nhưng thực chất các nước có hệ thống phòng vệ rất mạnh, chặt chẽ.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt đề nghị, luật cần quan tâm điều chỉnh, cải cách để khi ban hành thì thủ tục xuất nhập khẩu bớt rườm rà. Ông Việt lưu ý, xuất nhập khẩu lâu nay còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Cung cầu gắn liền với tuyến biên giới nên dễ xuôi một chiều. Do đó Luật này cần mở ra phạm vi rộng hơn, đa dạng hơn theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường đến các nước khác thì đây là tiền đề tạo dựng nền kinh tế tương xứng với tiềm năng thế mạnh của nước ta.
“Bảo đảm xuất khẩu, nhập khẩu làm sao không thua thiệt. Thực tế như ở biên giới với Trung Quốc đúng là doanh nghiệp bị thua thiệt rất lớn, có thời kỳ cửa khẩu hàng hoá ách tắc rất khổ cho doanh nghiệp. Làm thế nào đảm bảo cân băng hài hoà cung cầu và tính pháp lý cao trong luật” – Ông Việt nói.

Clip Phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn