MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Ảnh: Xuân Hải)

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Đảng viên không được lơ là những buổi sinh hoạt chi bộ

Xuân Hải LDO | 03/01/2017 10:40
“Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc phê và tự phê ngay tại những buổi sinh hoạt chi bộ Đảng và chi bộ phải góp ý, chấn chỉnh kịp thời những đảng viên có biểu hiện vi phạm” – PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Trao đổi với Lao Động về việc làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng cho rằng, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc phê và tự phê ngay tại những buổi sinh hoạt chi bộ Đảng và các đảng viên khác cũng như chi bộ phải góp ý, phê bình, chấn chỉnh kịp thời những đảng viên có biểu hiện vi phạm.

“Tôi cho rằng cần có phải giám sát, kiểm tra thường xuyên để những buổi sinh hoạt chi bộ thực sự sôi nổi và thực chất. Đối với những chi bộ nào sinh hoạt lơ là, chống chế cần có biện pháp xử lý nghiêm. Có như vậy việc đưa Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, mới thực sự hiệu quả” – PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Đồng tình về việc cần chấn chỉnh những buổi sinh hoạt chi bộ đảng, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, để những buổi sinh hoạt chi bộ đảng đúng với ý nghĩa của tổ chức đảng, trước hết người đứng đầu từ trung ương xuống cơ sở phải là những người mẫu mực, từ đạo đức lối sống, nói ít, làm nhiều hơn từ những việc rất cụ thể, thiết thực thì người đứng đầu nói thì cấp dưới mới nghe.

“Tôi nhấn mạnh, người đứng đầu mà sạch thì nói ai cũng phải nghe, không sợ gì cả, nhưng anh bị nhúng tràm rồi thì nói ai nghe?” – ông Túc nói.

Ông Túc cũng nhấn mạnh: Để ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức của người cán bộ theo tôi phải thường xuyên kiểm tra, giám sát họ. Đặc biệt, phải có cơ chế giám sát việc kê khai tài sản theo thu nhập của cá nhân. Trước khi đề bạt kiểm tra tài sản của người cán bộ đó như thế nào. Sau đó, trên cơ sở khẳng định tài sản đã có tiếp tục kiểm tra biến động sau 1/2 nhiệm kỳ đương chức như thế nào, nếu phát hiện phải xử lý kỷ luật ngay, không nể nang, né tránh. Vì nếu nhiều tiền sẽ nảy sinh nhiều vấn đề vi phạm khác. Đây là việc đấu tranh đầy cam go nhưng chúng ta phải làm quyết liệt và kiên trì.

“Bên cạnh đó, ngoài sự giám sát của cấp ủy, cần phải có sự giám sát của cộng đồng dân cư tại nơi người cán bộ đảng viên sinh sống. Muốn làm được như thế phải siết chặt đội ngũ cán bộ đảng viên của cả hệ thống chính trị và quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu không gương mẫu hoặc để xảy ra sai phạm trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách” – ông Túc nói.

 

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn