MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phố đi bộ ngày nắng

Việt Văn LDO | 22/05/2017 18:00
Phố đi bộ hồ Gươm khai trương từ tháng 9.2016 và cái danh từ “sân vận động hồ Gươm” mà cố nhà báo Tường Vy (Lao Động) phát hiện nhiều năm trước, nay có lẽ phải đổi thành “không gian sinh hoạt văn hóa hồ Gươm”. Người dân thủ đô và bao người tứ xứ tới đây, trở nên quen thuộc với một không gian đặc biệt, bắt đầu từ tối thứ 6 và kết thúc vào tối chủ nhật hàng tuần.  
Một không gian giành cho những gia đình với nhiều thế hệ để vui chơi, giải trí trên đường với nhiều trò chơi dân gian được khôi phục lại, tưởng chừng như đã bị vùi lấp đi bởi những trò chơi công nghệ, game điện tử... Những trò chơi như được lôi từ chuyện cổ tích để hiện diện sống động nơi đây như ô ăn quan, nặn tò he, tô tượng... Để không chỉ trẻ con mà người lớn cũng “xin một vé cho về với tuổi thơ”. Và du khách nước ngoài cũng rất hào hứng với phố đi bộ, cùng hòa nhập vào không gian sinh hoạt văn hóa hồ Gươm để kết nối với mọi người và tìm thấy chính mình trong một hình hài bé nhỏ xa xưa...
“Chuột Mickey” bán kẹo mút

 

Sáng chủ nhật, anh Koun (người Hà Lan,sang VN được 2 năm nay) đang dạy các bạn trẻ học tiếng Anh ứng dụng bài học “Tìm đường với sử dụng bản đồ tư duy và ứng phó khi bị lạc”. Đây là hoạt động của dự án “Out-door English class” do chị Chu Vân Anh ban đầu làm để con mình giỏi tiếng Anh, dần dần chị huy động tập hợp được các mẹ cùng cho con tham gia. Đến nay, có tới 1.200 thành viên, các bạn nhỏ từ 5-15 tuổi được chia thành từng nhóm nhỏ, giống như trường học cộng đồng. 

 

Một du khách người Tây Ban Nha phấn khích với điệu múa Lam vông theo sự chỉ dẫn nhiệt thành của một cụ già 73 tuổi. Nhóm các cụ già ở đây phần lớn đều trên 70 tuổi và đã 10 năm nay ngày nào cũng ra chỗ cây lộc vừng chín gốc để “dancing”. 

 

Trên phố đi bộ có hẳn một dọc hàng bán tò he và chỗ dạy trẻ con nặn tò he. Trò chơi tò he đôi khi làm cả một người có tuổi như PGS, TS Lê Thị Đức Hạnh (phải) cũng nhớ lại ngày xưa và thử nặn chơi... trở lại ký ức thời xưa cả hơn nửa thế kỷ. 

 

Chơi ô ăn quan - một trò chơi của trẻ em đồng bằng Bắc bộ xưa, hấp dẫn các bạn trẻ ngày nay.

 

Và hai du khách Tây cũng thử chơi ô ăn quan.

 

Tô tượng.

 

Họa sĩ già nhất hồ: Ông  Hoàng Minh Đức, năm nay 70 tuổi đã có thâm niên trên 50 năm làm nghề vẽ truyền thần. Nhà ở phố thuốc Bắc, nên từ khi có phố đi bộ, ông đi bộ ra đây đặt giá vẽ. Vẽ ký họa chân dung, chừng 15-20 phút, tối đa là 30 phút là xong 1 tấm với giá 150k. Ông ra hồ Gươm để vẽ tối thứ 6 và thứ bảy, chủ nhật thì làm cả ngày (ra hồ từ 8h- 9 giờ sáng, làm đến trưa, nghỉ rồi 14h ra ngồi đến tận 23h đêm mới về. Ông Đức bảo ngày lễ, ngày đẹp trời thì nhiều khách, ngày cao điểm nhất vẽ 15-20 bức. Vẽ truyền thần khó từ hình đến bóng. Vẽ mắt phải chuẩn vì mắt là cái hồn nhân vật, ngoài ra phải vẽ đẹp hơn mẫu...

 

Người lớn và trẻ em đều thích múa sạp - một điệu múa dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

 

Chiều thứ bảy nhạt nắng.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn