MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Vina Nano Hightech Hoàng Thị Nguyệt (giữa) trao thưởng cho CN trong “Bữa tiệc cuối năm”.

Biết ngoại ngữ để thương lượng với chủ doanh nghiệp

Trương Hoàng LDO | 01/09/2016 09:34
Trong công việc, thật khó để trao đổi với nhau khi bất đồng ngôn ngữ, chưa nói đến việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng như thương lượng khi có những sự cố xảy ra trong quan hệ lao động. Vì thế, biết ngoại ngữ cũng là lợi thế của người làm chủ tịch công đoàn cơ sở, nhất là trong doanh nghiệp (DN) FDI - có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tạo niềm tin
Trong DN sản xuất, khó khăn nhất là việc thu xếp thời gian để tổ chức các hoạt động cho các đoàn viên. Phần vì họ phải làm theo ca, phần nữa là sau thời gian làm việc, đa số đều đã mệt mỏi, chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi. Do đó, để tổ chức thường xuyên một hoạt động chung cho hơn 400 người trong Cty là điều gần như không thể. Vậy nhưng, từ khi thành lập (2013) đến nay, năm nào CĐ Cty TNHH Vina Nano Hightech (CĐ các KCN tỉnh Bắc Giang) và Chủ tịch CĐCS Cty Hoàng Thị Nguyệt cũng đạt danh hiệu xuất sắc trong phong trào thi đua LĐ giỏi và xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và được nhận bằng khen của CĐ các KCN, của LĐLĐ tỉnh.
Tốt nghiệp khoa Quản trị nhân lực (Trường ĐH Lao động xã hội), nhờ có ngoại ngữ tiếng Anh, ngay từ khi mới vào Cty, Hoàng Thị Nguyệt có thể làm việc trực tiếp với chủ DN người Hàn Quốc. Cộng với bản tính năng động, chu đáo trong công việc nên chị nhanh chóng chiếm được lòng tin của chủ DN và được cử làm Trưởng phòng Nhân sự của Cty. Khi Cty thành lập tổ chức CĐ, chị Nguyệt được cán bộ, CNLĐ trong Cty tín nhiệm bầu làm Chủ tịch CĐCS. “Khi đã tạo được niềm tin rồi thì việc đề đạt ý kiến, mong muốn của mình về quyền lợi của NLĐ với chủ DN gặp nhiều thuận lợi. Cụ thể, là cán bộ kiêm nhiệm, việc thu xếp thời gian cho các hoạt động chung hoặc những hoạt động của BCH cũng không dễ, vậy mà năm nào chúng tôi cũng tổ chức được chương trình biểu dương, khen thưởng cho con đoàn viên có thành tích tốt trong học tập; tổ chức cho đoàn viên được tham gia các hoạt động VHVN, thể thao, vui chơi, giải trí do CĐ KCN tổ chức và do CĐ Cty tổ chức. Đặc biệt, đầu năm nay, BCH CĐ Cty đã tổ chức một buổi tham quan, dã ngoại cho đoàn viên toàn Cty ở Ninh Bình và Nam Định...” - chị Nguyệt cho biết thêm.
… “đòi” quyền lợi cho người lao động
Theo chị Hoàng Thị Nguyệt, một trong những kinh nghiệm trong hoạt động CĐCS là phải luôn học hỏi để nắm chắc những quy định của pháp luật đối với LĐ, đồng thời tìm hiểu tham khảo cách làm của các đơn vị bạn. Một trong những đặc điểm của LĐ trong các KCN hiện nay là tình trạng “nhảy” việc, bỏ việc. NLĐ sẵn sàng bỏ sang các Cty khác nếu như Cty đó có quyền lợi nhỉnh hơn; hoặc chỉ đơn giản là bỏ làm, nghỉ ngơi một thời gian, tìm cơ hội mới. Vì thế, đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ cũng đồng nghĩa với việc “giữ chân” được NLĐ, ổn định sản xuất, thu nhập của NLĐ sẽ ngày càng khá hơn. “Từ suy nghĩ đó, một mặt tôi dựa vào luật pháp để “đòi” quyền lợi cho NLĐ theo đúng quy định, mặt khác, tham khảo các Cty có chế độ tốt hơn để thương lượng với chủ DN, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Chính vì thế, nguyện vọng của đoàn viên CĐ về chế độ, chính sách cho NLĐ luôn được giải quyết kịp thời: Tăng lương các năm; thưởng các dịp tết; trang bị cây nước nóng và giấy vệ sinh đầy đủ; đặc biệt, việc tính phép năm cho CNV, NLĐ được tăng từ 100% lên 200%.
Cũng nhờ có uy tín với chủ DN, chị Hoàng Thị Nguyệt đã đề nghị Ban Giám đốc có chế độ 6 tháng/lần bầu chọn những người làm việc tốt để thưởng. Theo đó, đối với CNLĐ trực tiếp sản xuất sẽ có 1 giải nhất (800.000đ), 4 giải nhì (600.000đ/giải) và 5 giải ba (400.000đ/giải); khối nhân viên có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn