MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LĐLĐ tỉnh Điện Biên tuyên truyền kiến thức pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội cho CNVCLĐ khu vực TP.Điện Biên Phủ. Ảnh: T.L

Chúng tôi là cán bộ công đoàn: Công đoàn đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật

Hà Anh ghi LDO | 06/11/2015 09:06
Thời gian qua, các cấp công đoàn (CĐ) trong tỉnh Điện Biên tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến người lao động (NLĐ) thông qua nhiều kênh và đem lại hiệu quả thiết thực. Một trong những yếu tố làm nên thành công này chính là cách làm của các cán bộ CĐ.
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên Phạm Thị The đánh giá, muốn đẩy mạnh hoạt động CĐ, trước hết các cấp CĐ cần phải đổi mới phương thức hoạt động theo phương châm: Tất cả mọi hoạt động đều hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; trong đó việc đổi mới phương thức tuyên truyền, tư vấn pháp luật (TTTVPL) đến NLĐ là nội dung quan trọng. Các cấp CĐ trong tỉnh Điện Biên phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác TTTVPL đến NLĐ thông qua nhiều kênh, chủ yếu như: Kênh truyền thông báo, đài, in thành tài liệu, tờ gấp nhằm đưa kiến thức pháp luật đến NLĐ trong phạm vi rộng; mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ CĐ và NLĐ trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật theo hình thức sân khấu hóa nhằm tạo sự hấp dẫn sinh động; hướng dẫn, chỉ đạo NLĐ trong việc thương lượng ký kết HĐLĐ, TƯLĐTT, đề xuất kiến nghị đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách theo quy định của Luật LĐ, chế độ BHXH, ATVSLĐ.
Mỗi hình thức trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. TTTVPL thông qua kênh truyền thông có ưu điểm nhanh, lan rộng, nhưng hạn chế là khó trang bị kiến thức pháp luật một cách có hệ thống, đối tượng tiếp thu không cố định. Tổ chức các lớp tập huấn có ưu điểm trang bị kiến thức pháp luật có hệ thống, đối tượng cố định, nhưng hạn chế đối tượng được bồi dưỡng thường là cán bộ CĐ, báo cáo viên. Tuyên truyền qua hội thi, hội diễn có ưu điểm sinh động, hấp dẫn, nhưng hạn chế ở việc tổ chức cồng kềnh, nội dung kiến thức pháp luật không nhiều. Trong 4 hình thức đó, hiệu quả hơn vẫn là TVPL - thiết thực nhất, giải quyết kịp thời những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Nhưng để TVPL cho NLĐ hiệu quả nhất, đội ngũ tư vấn viên phải giỏi về pháp luật, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, cần có kinh nghiệm thực tiễn, trong đó lòng tâm huyết nhiệt tình được đặt lên hàng đầu.
Rút ra nhiều kinh nghiệm trong thời gian hoạt động CĐ, bà Phạm Thị The cho rằng, trước hết phải xác định rõ mục tiêu của việc đưa pháp luật đến NLĐ là: Trang bị kiến thức, kỹ năng, hiểu biết pháp luật nói chung, kiến thức pháp luật mà NLĐ đang cần nói riêng để họ làm công cụ pháp lý tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chính mình nhưng cũng hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân trong quan hệ LĐ; thường xuyên trang bị kiến thức, kỹ năng pháp luật cho đội ngũ cán bộ CĐ từ cấp tỉnh đến cơ sở; tăng cường công tác đào tạo đội ngũ; xây dựng đội ngũ cán bộ TVPL đủ khả năng, am hiểu pháp luật, nhiệt tình công việc.
Ngoài ra, CĐ các cấp cần thường xuyên cải tiến hình thức TTTVPL qua các kênh thông tin đại chúng, trang web, bản tin CĐ với nội dung cụ thể, kịp thời cung cấp những kiến thức pháp luật mà NLĐ đang cần. Nâng cao chất lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến pháp luật cho cán bộ CĐ, đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên; tập trung hướng mạnh đến NLĐ và NSDLĐ trong các DN, nhất là DN ngoài nhà nước. Đưa công tác này vào chỉ tiêu kế hoạch hoạt động hằng năm của tổ chức CĐ, phân công, phân cấp cụ thể để thực hiện. LĐLĐ tỉnh chịu trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ CĐ chuyên trách. LĐLĐ huyện, thị, CĐ ngành chịu trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ CĐCS và NLĐ.
TTTVPL phải kết hợp chặt chẽ với đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ ngay tại DN, thông qua đó hai bên đều nắm được kiến thức pháp luật; chủ đề đối thoại phải là những vấn đề đang gây bức xúc mà cả hai bên đều đang quan tâm; khi đối thoại phải biết vận dụng pháp luật đối với cả NLĐ và NSDLĐ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn