MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Có thể dùng nha đam, mật ong để điều trị vết thương do giày cắn. Đồ họa: Doãn Hằng

5 mẹo tự nhiên giúp điều trị vết thương do đi giày chật

DOÃN HẰNG (THEO STYLECRAZE) LDO | 17/07/2022 11:30
Mang giày chật khi di chuyển sẽ tạo ra các vết thương trên chân. Dưới đây là 5 mẹo giúp điều trị nhanh chóng các vết thương khi đi giày.

Nha đam

Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm giúp hỗ trợ chữa lành vết thương. Trong cây nha đam, có 1 lượng không nhỏ glucomannan, chất này thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn. Ngoài giúp điều trị nhanh vết thương, nha đam thường được sử dụng để giảm mụn nước trên bàn chân do đi giày chật gây ra.

Cách làm:

- Chuẩn bị 1/2 thìa gel nha đam.

- Thoa đều gel nha đam lên vùng da bị mụn nước ở chân.

- Giữ nguyên một lúc rồi rửa sạch bằng nước thường.

- Có thể sử dụng phương pháp này hai lần một ngày để có hiệu quả tốt hơn.

Dầu ô liu

Các hợp chất sinh học trong dầu ô liu có đặc tính chống viêm. Nhờ đó, dầu ô liu được sử dụng để giảm viêm khi điều trị vết thương do đi giày chật.

Cách làm:

- Chuẩn bị 2 - 3 giọt dầu ô liu

- 1- 2 giọt dầu hạnh nhân

- Trộn đều hỗn hợp dầu ô liu và dầu hạnh nhân .

- Bôi hỗn hợp này nên khu vực da bị tổn thương.

- Lặp lại biện pháp này hai lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm giảm bớt.

Kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa tinh dầu bạc hà, một thành phần quan trọng có tác dụng giảm đau và giảm viêm khi bị vết thương do đi giày không đúng kích cỡ.

Cách làm: 

- 1/2 thìa kem đánh răng.

- Một miếng bông sạch.

- Dùng bông bôi kem đánh răng lên vết  thương trên chân và giữ nguyên cho đến khi kem đánh răng khô.

- Sau đó xả sạch với nước.

- Có thể sử dụng phương thức này một đến hai lần mỗi ngày.

Mật ong

Mật ong có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm quanh vết thương do đi giày. Những đặc tính này còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Cách làm:

- Một miếng bông gòn hoặc gạc vô trùng.

- 1 thìa mật ong.

- Chấm bông vào mật ong và thoa lên vùng da bị thương ở chân

- Lặp lại 3 - 4 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.

Dầu dừa và long não

Axit lauric trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn. Trong khi đó, long não được sử dụng trong y học cổ truyền vì đặc tính chống viêm. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, giúp giảm sưng ở bàn chân và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách làm:

- 1 thìa dầu dừa nguyên chất.

- 1 thìa cà phê long não.

- Trộn lẫn hai nguyên liệu này và thoa lên vùng da bị mụn nước do đi giày chật.

- Không nên dùng biện pháp này nếu mụn nước bị vỡ hoặc vết thương đã hở miệng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn