MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mâm cỗ cúng mùng 1Tết nên đủ đầy để cả năm no đủ. Ảnh minh hoạ: LDO.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 Tết đầy đủ đúng theo phong tục

Linh Chi LDO | 11/02/2021 09:34
Theo quan niệm dân gian, trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 Tết đủ đầy để dâng lên gia tiên, với tất cả lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Trao đổi với Lao Động, nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cho rằng mâm cỗ cúng mùng 1 Tết rất quan trọng, bởi đó là bữa cơm đầu tiên của cả năm. Từ xưa, ông bà ta quan niệm mâm cỗ cúng mùng 1 thường là "mâm cao cỗ đầy", ăn không được thiếu để cầu mong cả năm no đủ, không thiếu thốn.

Mâm cỗ cúng mùng 1 không thể thiếu đĩa xôi gấc, bánh chưng, thịt gà, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông, bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa, hành.

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết thường có bánh chưng. Ảnh minh hoạ: LDO.

Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục, cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy.

"Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết trước là dâng lên các cụ, sau đó là con cháu sẽ thụ lộc. Trong bữa cơm đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ thường ăn miếng xôi gấc đầu tiên theo quan niệm, xôi gấc màu đỏ sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Trước kia, các cụ còn hay có cả nồi cá kho ăn với bánh chưng. Rồi mâm cỗ đầu năm thường có 4 bát 6 đĩa, hay 6 bát 8 đĩa, mỗi bát, mỗi đĩa nhỏ thôi nhưng nhìn sẽ đủ đầy hơn", nghệ nhân Ánh Tuyết nói.

Mặc dù vậy, nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho rằng, không có món ăn nào là bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng mùng 1, bởi tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Mọi người nên "tuỳ tiền biện lễ" và quan trọng nhất là cái tâm, khả năng bao nhiêu bày lễ bấy nhiêu miễn là có tấm lòng thành.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn