MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cha mẹ có nên để lại tài sản thừa kế cho các con?

Hải Minh LDO | 06/11/2022 06:00

Qua nhiều vụ việc như anh chị em đánh nhau, con giết nhau cha mẹ để lấy tài sản thừa kế. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu: Cha mẹ có nên dần từ bỏ quan niệm tích “của để dành” cho con cái hay không?

Cha mẹ có tài sản hãy dùng toàn bộ phục vụ cho cuộc sống bản thân trước, thay vì tích cóp làm “của thừa kế” để lại cho con sau này. Bởi tài sản thừa kế đôi khi là mầm mống bất hạnh của cả cha mẹ lẫn con cái.

Phóng viên đã thực hiện cuộc trao đổi với một số gia đình về vấn đề trên:

Ông Lê Thiết Thạch (66 tuổi, Hà Nội) chia sẻ quan điểm:

Bản thân tôi từ nghèo khó mà đi lên nên có thể hiểu được những vất vả khi lập nghiệp tay trắng. Vì thế cũng muốn khi “hai năm mươi” có gì để lại cho các con, gọi là bước đệm cho con thêm phát triển. 

Tuy nhiên thì tôi nghĩ, để xảy ra những vấn đề kinh khủng như giết nhau tranh dành tài sản thì vấn đề nằm ở cách giáo dục và cách “cho” tài sản. 

Thứ nhất để dành cho con không sai, miễn đừng để con biết sớm và ỷ lại, điều này nằm ở cách giáo dục mà bố mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ. Giống như người ta vẫn thường nói là cho “cần câu” còn cá thì để con tự câu, để con biết trân quý đồng tiền. Chứ nếu cho con sẵn cá mà không dạy con cách câu thì hết cá cũng là lúc chết đói.

Điều thứ hai, nếu bố mẹ muốn chia tài sản mà nhà đông con thì việc chia đều là rất quan trọng, không nên ưu tiên con trai vì lý do con trai thờ cúng cha mẹ hay ưu tiên con gái vì con gái đi lấy chồng xa.

Tóm lại, tôi thấy suy nghĩ tích “của để dành” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, nói bỏ thì thật chẳng dễ. Mà đặc biệt điều này đôi khi cũng rất có lợi. Muốn tránh xảy ra những câu chuyện đáng tiếc thì còn tuỳ thuộc vào cách dạy con và cách “cho” của bố mẹ. 

Việc bỏ suy nghĩ tích “của để dành” làm của thừa kế còn tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau. Ảnh: ST 

Cô Lê Thị Doan (55 tuổi, Hà Nội) bày tỏ suy nghĩ:

Gia đình tôi có hai cô con gái, nhà thuộc dạng đủ ăn, đủ mặc, cũng không thiếu thốn hay quá dư dả. Nay con gái lớn đã lấy chồng và tự lo được cho cuộc sống của mình, con gái nhỏ thì vẫn đi học. Tuy nhiên tôi nghĩ về sau các con tôi sẽ đủ sức để bươm chải mà không cần để ý số tài sản tôi có.

Mặc dù việc để lại tài sản cho con là có lợi nhưng tôi lo sợ trong khi đưa ra quyết định có thể có những cảm xúc lẫn lộn. Vì thế từ lâu tôi đã có ý định sau khi mất sẽ làm từ thiện những tài sản mà mình có. Chuyện này các con tôi biết và hoàn toàn đồng ý. 

Tôi muốn các con sẽ tự lập trên chính đôi chân của mình và để cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có một gia đình hạnh phúc, tôi muốn từ thiện tài sản mình có để có thể giúp ích được một phần nào đó cho xã hội.

Còn về việc có nên bỏ lối suy nghĩ tích cóp làm “của thừa kế” hay không? Thì điều này là tuỳ thuộc vào mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh, mình không thể nói là bỏ hay không vì có thể trong trường hợp này chuyện thừa kế tác động xấu nhưng trong trường hợp khác nó lại mang lại những điều tốt.

Ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, Thanh Hoá) cho biết quan điểm:

Tôi thấy đa số những người xung quanh tôi đều có chung một suy nghĩ là “làm 10 ăn 4, cất 6 phần”. Ý muốn nói là làm được bao nhiêu thì tiêu một chút còn đâu là mang để dành, mang tiết kiệm phòng khi ốm đau, sa cơ hoặc để lại cho con, và tôi cũng không phải trường hợp ngoại lệ. 

Nếu không ốm đau hay bệnh tật mà đột ngột qua đời thì tôi muốn toàn bộ số tiền tôi dành dụm được sẽ để lại cho các con. Vì biết đâu mai sau chúng gặp khó khăn thì còn có chút vốn để xoay sở. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn