MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thả cá chép là phong tục truyền thống trong lễ cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Tạ Quang

Gia chủ nên thả cá chép tiễn ông Táo vào giờ nào, hướng nào?

NGỌC LIÊN LDO | 01/02/2024 07:05

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, sau khi hoàn thành lễ cúng, các gia đình sẽ tiến hành thả chép đưa ông Công ông Táo về trời.

Cá chép được xem là "phương tiện" để ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Do vậy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường sẽ cúng cá chép sống và sau đó thả xuống sông, hồ.

Theo quan niệm, Táo quân có 2 ông 1 bà. Do vậy, các gia đình nên mua dâng mỗi người một con cá chép (tổng 3 con).

Theo các chuyên gia phong thuỷ, trong ngày cúng ông Công ông Táo, các gia đình không nên thực hiện nghi lễ sau 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi, theo quan niệm, Táo cần cưỡi cá chép lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng cuộc sống trong năm qua của từng gia đình. Nếu cúng quá muộn, Táo sẽ không đến kịp giờ vào chầu.

Thời gian đẹp nhất để thả cá chép là trước giờ Ngọ, tức là trước 11h ngày 23 tháng Chạp.

Dù vậy, nhiều gia đình có việc bận thì có thể tiến hành lễ cúng và thả cá theo khung giờ tốt, cụ thể là giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).

Bên cạnh đó, một số khung giờ Hắc Đạo nên tránh, gồm: giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) và giờ Hợi (21h-13h).

Khi thả cá chép, gia chủ có thể lựa chọn sông, hồ nước gần nhà. Chú ý thả cá nhẹ nhàng, từ từ để cá hoà vào dòng nước, tránh việc thả cá từ trên cao xuống.

Ngoài ra, nên chọn hướng tốt theo tử vi của gia chủ để thả cá nhằm hướng đến năng lượng tốt, công việc suôn sẻ, gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn