MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Không nên ăn quá nhiều đầu tôm vì không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Xinhua

Những bộ phận của tôm nên hạn chế ăn thường xuyên

Vũ Ngọc (Theo Health) LDO | 17/08/2022 15:27

Đầu, vỏ và chỉ lưng của tôm cần hạn chế ăn hoặc vứt bỏ nhằm tránh gây hại cho sức khỏe.

Tôm là một trong những loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến nhiều món ăn đa dạng. Thịt tôm không chỉ mang đến hương vị thơm ngọt mà còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ chỉ ra rằng, một số bộ phận của tôm nên hạn chế hoặc có thể bỏ không nên ăn.

Đầu tôm

Có nhiều người cho rằng, ăn đầu tôm sẽ giúp sáng mắt nhưng một số nghiên cứu cho thấy, điều này không hoàn toàn đúng mà ngược lại, ăn nhiều đầu tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong đó, đầu tôm không mang lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong cơ thể. Vì vậy, nên hạn chế ăn đầu tôm nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Tôm là một trong những thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Ảnh: Xinhua

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Việc loại bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm khá quan trọng trước khi chế biến món ăn. Đây chính là đường tiêu hóa của con tôm và nếu không loại bỏ, khi ăn sẽ khiến cơ thể gặp phải những tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Do đó, các bà nội trợ nên lưu ý loại bỏ hoàn toàn chỉ lưng trên thân tôm nhằm bảo vệ an toàn sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

Vỏ tôm

Nhiều người quan niệm ăn vỏ tôm sẽ giúp cơ thể bổ sung canxi nhưng trên thực tế vỏ tôm không phải là bộ phận mang lại nhiều canxi. Canxi chủ yếu đến từ thịt, chân và càng tôm. Nếu ăn nhiều vỏ tôm sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá, gây khó chịu cho đường ruột.

Bên cạnh đó, tránh cho trẻ nhỏ ăn vỏ tôm vì điều này không cần thiết, thậm chí khiến các bé trở nên biếng ăn hoặc nguy hiểm hơn là dễ bị hóc vỏ tôm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn