MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa.

Những cách bảo quản thức ăn ngày Tết đảm bảo sức khỏe cho gia đình

Hải Ngọc LDO | 24/01/2020 07:30

Việc bảo quản thực phẩm đúng cách trong ngày Tết sẽ mang lại một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Bánh chưng

Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu/mỡ) vào trong khẩu phần ăn hàng ngày không có lợi cho sức khỏe.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh do phần này khi gói hay bị rách) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc chỉ sử dụng phần không bị hư, còn giữ nguyên mùi thơm của bánh.

Thịt gà

Thịt gà là món ăn hay bị thừa lại trong dịp Tết khá nhiều và rất nhiều bà nội trợ băn khoăn không biết nên bảo quản sao cho đúng.

Thịt gà sau khi luộc bạn có thể để nguội và cho vào ngăn mát, khi cần sử dụng thì lấy ra luộc lại hoặc có thể chế biến thành các món ăn khác. Thời gian bảo quản từ 3 - 4 ngày.

Bánh chưng cần bảo quản ở nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp. Ảnh: T.L

Củ quả

Với củ quả thì bạn để nguyên, khi nào chế biến mới gọt vỏ và rửa. Nếu nó đã được bảo quản trong tủ lạnh thì khi mua về bạn cũng đưa vào tủ lạnh để bảo quản. Các loại rau củ quả nào không gọt vỏ thì phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.

Bảo quản thức ăn nấu chín

Thức ăn nấu chín nếu bảo quản lâu thì phải để nguội rồi đậy kín mới đưa vào tủ lạnh.

Món kho như thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt… bạn chỉ nên nấu đủ ăn cho 2 – 3 bữa và không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.

Thực phẩm tươi sống đều cần được làm sạch trước khi bảo quản. Ảnh: T.L

Giò chả

Bảo quản giò chả, nem chua nếu không có tủ lạnh thì rất dễ bị thiu, hỏng. Bạn nên lột hết lớp vỏ bên ngoài tránh để đổ mồ hôi. Bảo quản trong rổ có lỗ nhỏ nhưng tránh nơi có gió. Giò chả và nem chua nên ăn trong khoảng 2 ngày.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn