MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phụ nữ mang thai nên chú ý đến sức khỏe gan. Đồ hoạ: Thiện Nhân

Tại sao phụ nữ mang thai nên chú ý đến sức khỏe gan?

THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH) LDO | 04/09/2024 20:00

Tiến sĩ Danny Laliwala cho biết, sức khỏe gan cần được chú ý trong thời kỳ mang thai và luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Theo Tiến sĩ Danny Laliwala - chuyên gia tư vấn sản phụ khoa, Bệnh viện và Trung tâm nghiên cứu Jaslok (Mumbai, Ấn Độ), bệnh gan là một trong những bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Các tổn thương do bệnh có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Một số bệnh về gan có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai bao gồm:

Nôn nghén khi mang thai

Đây là tình trạng nôn quá mức trong thai kỳ, có thể dẫn đến mất nước và tăng men gan.

Ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ là một chứng rối loạn hoạt động của gan trong thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách. Ứ mật thai kỳ đặc trưng với triệu chứng ngứa dữ dội, nhiều nhất ở chân và tay của thai phụ. Tình trạng này thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Hội chứng HELLP

HELLP là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu.

Gan nhiễm mỡ cấp tính ở phụ nữ mang thai (AFLP)

AFLP có liên quan đến bệnh vàng da và suy gan tiến triển nhanh trong 2 - 3 tháng cuối của thai kỳ. Cùng với bệnh vàng da, bệnh nhân cũng có thể gặp phải buồn nôn quá mức, đau bụng và suy nhược toàn thân.

Viêm gan truyền nhiễm trong thai kỳ

Viêm gan truyền nhiễm trong thai kỳ là do virus gây ra, có thể lây truyền qua đường uống, chủ yếu là qua nước. Các enzym gan cùng với bilirubin tăng lên, dẫn đến vàng da.

Các triệu chứng cần chú ý cho sức khỏe gan

Theo Tiến sĩ Laliwala, nếu gặp phải các triệu chứng như ngứa, nước tiểu có màu vàng, buồn nôn dữ dội sau tháng thứ tư của thai kỳ và đau bụng trên thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cách giảm thiểu rủi ro

Tiến sĩ Laliwala cho biết thêm, để giảm nguy cơ nên đun sôi nước để uống, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và tránh hoàn toàn thức ăn bên ngoài, đặc biệt là trong các đợt gió mùa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều bữa nhỏ, giàu protein, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay trong thời kỳ mang thai.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn