MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tuyệt chiêu đơn giản ăn dứa không bị rát lưỡi trong mùa hè

Hải Minh LDO | 09/06/2021 08:07

Dứa là loại quả khi ăn bị rát lưỡi, dưới đây là những mẹo đơn giản bạn cần biết.

Ngâm nước muối

Dứa sau khi gọt vỏ và bỏ mắt thì cắt thành những miếng vừa ăn. Chuẩn bị một lượng nước sôi để nguội, cho một thìa muối vào khuấy đều. Sau đó ngâm dứa đã cắt vào nước muối trong 30 phút.

Hết thời gian thì đổ bỏ nước, để dứa ráo nước rồi thưởng thức. Lúc này ăn dứa vừa sạch, vệ sinh lại không bị thâm và giảm được độ gây tê rát lưỡi.

Sở dĩ ngâm nước muối trước khi ăn có thể làm hết rát lưỡi là vì muối có thể phân hủy chất gây tê rát, đồng thời làm dứa thêm đậm đà hơn.

Ngâm baking soda

Cho một thìa baking soda vào nước sôi để nguội khuấy tan (không cho muối), để cho nó chuyển thành nước soda. Cho dứa đã cắt vào ngâm, chỉ cần ngâm 2-3 phút là có thể ăn trực tiếp được.

Vì có baking soda cũng có tính kiềm, tác dụng khi cho vào nước tương tự như ngâm nước muối, khử nhanh vị chua và se của dứa. Dứa ăn sẽ có vị ngọt vô cùng, còn ngon hơn là ngâm với nước muối nhạt, rất tiện và dễ dàng.

Dứa ăn nhiều sẽ gây rát lưỡi. Ảnh: Thiên Minh

Những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa:

Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả, không ăn dứa dập nát. Lưu ý khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

Nên rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn. Đối với người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… thì không nên ăn dứa.

Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Nên chọn trái dứa có mùi ngọt đặc trưng và màu vàng. Nếu quả vẫn còn màu xanh lá cây trên vỏ, hãy lật ngược trái lại, để đầu lá lên kệ bếp một vài ngày cho đến khi dứa chuyển sang màu vàng hoặc cam.

Dứa không nên ăn quá nhiều trong một lần để giúp ngăn ngừa chứng tê miệng và giảm nguy cơ tăng acid dạ dày.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn