MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vì sao tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp, Rằm tháng Chạp có nghĩa là gì?

Hải Ngọc LDO | 12/01/2022 11:45

Tháng 12 âm lịch, người dân thường gọi là tháng Chạp. Bên cạnh đó, Rằm tháng Chạp cũng là ngày được coi trọng.

Trao đổi với Lao Động, PGS. TS Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Dân gian cho biết, theo lịch cổ của người Việt chỉ có 10 tháng.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 âm lịch) nên còn gọi là Lạp nguyệt. Văn hóa Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt cúng bái. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây.

Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn tết thì phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc.

Giải thích vì sao tháng Chạp còn hay được gọi là "tháng củ mật", PGS. TS Trần Hữu Sơn chia sẻ: "Tháng 12 âm lịch mọi người hay nói 'tháng củ mật' ý là nhắc nhở nhau cẩn thận, bởi, đây là tháng giáp Tết, thời cơ không tốt vì đây là tháng hành động của kẻ xấu, nạn trộm cắp sẽ xảy ra trong tháng cuối năm".

Mâm cơm cúng Rằm tháng Chạp. Ảnh: TL

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy mình có nhiều thành tựu.

Cúng Rằm tháng Chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh.

Cúng Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn