MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Báo Lao Động được ông Trần Hiếu Hùng chọn đọc từ những năm 1993. Ảnh tư liệu

Bạn đọc nơi cuối đất và tấm ảnh kỷ niệm gắn với Báo Lao Động

NHẬT HỒ LDO | 14/08/2020 11:00
Báo Lao Động có mặt ở hầu khắp tỉnh, thành trong cả nước. Tờ báo khổ lớn này gắn bó với người dân Mũi Cà Mau - nơi mảnh đất tận cùng Tổ quốc từ rất sớm.

Kỷ niệm 91 năm Ngày Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên (14.8.1929-14.8.2020), ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Cà Mau - đưa tấm ảnh nói: “Từ năm 1993 lận đó. Mà ở trần đọc Lao Động mới lạ chớ”.

“Em đăng báo luôn nghen anh”. Ông chần chừ: “Ờ, cũng được. Không cần làm mờ đâu. Thời đó, làm gì có máy lạnh, đọc báo lúc rảnh rang, cần gì mặc áo hén”.

Thời những năm 90, Báo Lao Động đã có mặt tại Cà Mau với những loạt bài viết về Bác Ba Phi, về cổ vật Cà Mau. Bạn đọc biết đến tờ báo không chỉ vì thông tin nhanh mà còn là độ chính xác và chín chắn của thông tin. Bởi, từ Thành phố Hồ Chí Minh, dù anh em ở bộ phận phát hành có tích cực đến đâu cũng không thể đưa báo đến Đất Mũi, Cà Mau trong ngày. Vậy mà, Lao Động vẫn len lỏi trên trên những chuyến tàu đò để vài ngày sau vào tận chợ Sông Đốc, xuống ghe biển, vào rừng đước…

Sau 28 năm, nhắc lại kỷ niệm với Báo Lao Động, ông vỗ vai tôi: “Lao Động giờ nhanh hơn, nhiều thông tin ở tờ báo điện tử, nhưng mình vẫn không quên tờ báo giấy ngày nào”.

Ông thuộc vanh vách những bài báo mà Báo Lao Động đã viết về Cà Mau, về mảnh đất U Minh Hạ, đó là: Vành khăn tang nơi cuối đất, Tượng đài nói dóc miền Nam, Phát canh thu tô ở U Minh Hạ, Đất Mũi không xa, Xóm mồ côi, Giữa hai dòng mặn ngọt, Taxi trên sóng nước… hay cả những chương trình mà Báo Lao Động một thời đình đám ở miền Tây: Chỗ trọ miễn phí, Tấm lòng Vàng…

Hiện tại, ông là lãnh đạo cao nhất của ngành Văn hóa Thể thao Du lịch Cà Mau nhưng vẫn dõi theo Báo Lao Động hàng ngày. Dù vậy, đối với ông, kỷ niệm đẹp nhất là ở trần, ngồi mở báo Lao Động ra đọc như cách đây 28 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn