MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của NLĐ, có được bồi thường?

Bảo Hân (T/H) LDO | 12/04/2022 16:42
Khoản 4, Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Khoản 4, Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực kể từ ngày 1.3.2022). 

Theo đó: 

1. Các trường hợp được bồi thường: 

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này. 

2. Nguyên tắc bồi thường: 

a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó; 

3. Mức bồi thường: 

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau: 

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4} 

Trong đó: 

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương); 

- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; 

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%. 


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn