MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Các vấn đề của NLĐ trong sự thay đổi của ngành điện lực ở Việt Nam

Minh Phương LDO | 19/01/2021 13:06
Ngày 19.1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu "Các vấn đề của người lao động trong sự thay đổi của ngành điện lực ở Việt Nam".

Dự có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; bà Hoàng Thị Lệ Hằng - Giám đốc APHEDA Việt Nam cùng đại diện công đoàn ngành: Than Khoáng sản Việt Nam, Điện lực Việt Nam,...

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tại hội thảo. Ảnh: M.Phương

Cũng theo báo cáo, mặc dù người lao động trong ngành điện có mức thu nhập khá hơn so với người lao động trong các ngành thâm dụng lao động khác như điện tử, dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản... tuy nhiên vẫn có tới 48,5% người lao động có mức lương từ 5 - dưới 10 triệu đồng/tháng.

Với mức lương này, nhiều người lao động cho biết họ chỉ đủ sống, chưa có được tích luỹ và sẵn sàng thay đổi công việc mới nếu nơi khác có mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn.

Đại diện Tổng LĐLĐVN trình bày báo cáo nghiên cứu Các vấn đề của người lao động trong sự thay đổi của ngành điện lực ở Việt Nam. Ảnh: M.Phương

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu báo cáo cũng ghi nhận một số kiến nghị của người lao động về tiền lương như:

- Đề nghị nâng lương, thưởng hiệu quả công việc, cải thiện thu nhập cho người lao động để đời sống sinh hoạt của công nhân ổn định, từ đó đảm bảo tâm lý, yên tâm công tác để người lao động yêu nghề và gắn bó với doanh nghiệp, với ngành.

- Đầu tư các trang thiết bị mới, đảm bảo môi trường làm việc, hạn chế bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khoẻ cho người lao động.

- Nơi làm việc của người lao động tại các nhà máy thường xa khu nhà ở, đề nghị doanh nghiệp có phương án sắp xếp đưa đón hợp lý, để người lao động không bị kẹt trong việc di chuyển, đi lại mỗi khi bắt đầu ca làm việc hoặc khi tan ca.

Tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Lễ - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau cho biết - trong phạm nghiên cứu về Dự án, với vai trò là cán bộ Công đoàn cơ sở trong ngành Điện lực và là đơn vị sản xuât trực tiếp quản lý vận hành 2 nhà máy điện Cà Mau 1&2, ngoài những quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Dự án, ông đề xuất:

Ngành điện là một ngành đặc thù đòi hỏi trình độ đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn , kỹ thuật cao.

Hiện nay, một bộ phận khá đông cán bộ, công nhân ngành điện đang phải làm việc ở vùng sâu, vùng xa, đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục,... còn nhiều thiếu thốn. Do đó sẽ có sự xuất hiện của "chảy máu chất xám" từ ngành điện sang loại hình doanh nghiệp khác cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới, trong khi đó, nhân lực tại địa phương chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng từ nơi khác.

This browser does not support the video element.

Ông Nguyễn Hữu Lễ - Phó Chủ tịch Công đoàn công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau thảo luận tại hội thảo.

"Mong rằng Tổng LĐLĐVN tham mưu với Đảng, Nhà nước có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho địa phương và chính sách đặc biệt với người lao động ngành điện để đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao yên tâm làm việc, đảm bảo định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - ông Nguyễn Hữu Lễ cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn