MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TS.Vũ Minh Tiến trao đổi về bảo vệ cán bộ Công đoàn tại Hội thảo thực trạng và giải pháp công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới sáng 11.6. Ảnh: Mai Quý

Cần công khai phản đối hành vi phân biệt đối xử vì lý do Công đoàn

Kiều Vũ LDO | 11/06/2021 12:57

Hành vi phân biệt đối xử vì lý do Công đoàn rất có hại cho hoạt động Công đoàn. Việc nhận diện và xử lý, giải quyết nó là rất khó khăn, trong khi đó, thực tế diễn ra là khá phổ biến và mạnh mẽ. Vấn đề này đã được TS Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - đặt ra khi trao đổi về thực trạng và giải pháp công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới.

Nói về các hành vi phân biệt đối xử vì lý do Công đoàn, TS.Vũ Minh Tiến phân tích, có thể nhận diện hành vi phân biệt đối xử bằng trả lời câu hỏi: Một người lao động hoặc cán bộ Công đoàn, trong trường hợp thông thường không liên quan đến hoạt động Công đoàn, thì có bị chủ sử dụng lao động đối xử như vậy không? Động cơ thực sự của sự đối xử này là gì?

Theo TS.Tiến, việc bảo vệ việc làm, thu nhập, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và khích lệ tinh thần đối với cán bộ Công đoàn cơ sở là rất quan trọng, nhưng không quan trọng bằng chống lại hành vi phân biệt đối xử vì lý do Công đoàn. Bởi lẽ, hành vi này gây ra 3 cấp độ “hại” với Công đoàn: (1) Gây ra sự e ngại, lo sợ đối với cán bộ Công đoàn và người lao động muốn hoạt động Công đoàn. (2) Giảm hoặc triệt tiêu năng lực đại diện của Công đoàn cơ sở. (3) Tê liệt tổ chức và hoạt động Công đoàn cơ sở.

Một trong giải pháp cụ thể từ phía các Công đoàn mà TS Tiến đưa ra là Công đoàn cần công khai thái độ phản đối và sử dụng quyền uy tổ chức, sức mạnh tập thể người lao động, dư luận xã hội, truyền thông... để đấu tranh với hành vi phân biệt đối xử vì lý do Công đoàn.

Khi phát sinh vụ việc, Công đoàn cấp trên hướng dẫn và trực tiếp đứng ra đối thoại, hòa giải, đề nghị người sử dụng lao động thiện chí giải quyết vụ việc. Trường hợp không đạt kết quả thì trực tiếp hỗ trợ cán bộ Công đoàn cơ sở thực hiện quy trình giải quyết tranh chấp lao động: Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc; thực hiện khiếu nại, tố cáo, thực hiện quy trình giải quyết tranh lao động. Đây chỉ là biện pháp cuối cùng và chỉ khi đầy đủ chứng cứ, chứng lý. Khi xảy ra vụ việc, Công đoàn cấp trên phải luôn bên cạnh cán bộ Công đoàn cơ sở, có tiếng nói bênh vực mạnh mẽ…

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn