MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Luật Nhà ở (sửa đổi) có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Đông

Cấp bách xây nhà ở xã hội cho công nhân

Phạm Đông LDO | 29/06/2023 06:00
Sau hơn 8 năm thực hiện, Luật Nhà ở năm 2014 bên cạnh những kết quả đã đạt được đến nay đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, nhất là tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của luật này với những luật có liên quan.

hai vấn đề được quan tâm khi sửa Luật Nhà ở

Trước tốc độ đô thị hóa nhanh và giá nhà đất không ngừng tăng, tại kì họp thứ 5, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo trình Quốc hội cho ý kiến.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trúc Anh (Đoàn Hà Nội) cho biết, trong phiên thảo luận tổ về Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này nổi lên 2 vấn đề là cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và chính sách về nhà ở xã hội.

Với TP Hà Nội, việc cải tạo chung cư cũ là vấn đề rất nóng với hơn 1.500 chung cư cũ. Trong đó thành phố có 29 khu chung cư, tập thể cũ như: Giảng Võ, Thành Công, Kim Liên, Khương Thượng… đều đến giai đoạn tái thiết.

“Quan điểm của tôi đây là hai vấn đề Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này cần phải trọng tâm nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khả thi để thực hiện” - đại biểu Trúc Anh cho hay.

Ngoài ra, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp hiện đang rất lớn và cấp bách. 

Theo ông Trúc Anh, một trong những giải pháp về nhu cầu nhà ở xã hội lớn là bài toán quy hoạch và thực hiện. Quy hoạch phải đi vào từ vấn đề dân số. Ông lấy ví dụ, Hà Nội quy hoạch đến 2030 khoảng 10 triệu dân nhưng kiểm soát dân số với một loạt thiết chế bị phá vỡ. Do đó, dân số của thành phố chưa kiểm soát được và mỗi năm Hà Nội nhập cư khoảng hơn 200.000 dân. Điều này dẫn tới hệ lụy là phát triển nhà ở không theo kịp, cung không đủ cầu. 

Với mức thu nhập như hiện nay, người thu nhập thấp chỉ có thể thuê nhà. Thị phần nhà ở phát triển chưa đa dạng, tập trung vào nhà cao cấp và thiếu thị phần nhà ở cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Vị đại biểu liệt kê những cơ chế chính sách hiện nay như Nghị định 69 cho khai thác 20% nhà ở thương mại trong nhà ở xã hội; dành quỹ đất 20% trong quy hoạch; giảm thuế; ngày trước có những gói 30.000 tỉ đồng, hiện tại có gói 120.000 tỉ cho vay để phát triển nhà ở xã hội… sẽ phát triển thị phần nhà ở xã hội.

Cần ưu tiên với loại hình nhà ở cho thuê

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung chính sách tập trung ưu tiên cho loại hình nhà ở cho thuê, cho thuê mua để đáp ứng nhu cầu và các điều kiện kinh tế của đại bộ phận người lao động, nhất là các lao động trẻ.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành cần mở rộng hơn khái niệm về nhà ở xã hội, tránh quan niệm bất thành văn nhà ở xã hội là nhà ở cho đối tượng loại 2, giá rẻ đi cùng với chất lượng kém, không đảm bảo các điều kiện sử dụng cho người dân cũng như đã tồn tại ở một số dự án thời gian qua và nhất là nhà ở tái định cư, gây bức xúc trong dư luận. Quyền có chỗ ở an toàn tốt hơn luôn là nhu cầu chính đáng của mọi tầng lớp trong xã hội.

Đề cập về quy định chính sách nhà ở cho công nhân, đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) tán thành với chính sách phát triển nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, ông đề nghị, ban soạn thảo xem xét bổ sung quy định đối với doanh nghiệp không nằm trong khu công nghiệp nhưng sử dụng nhiều lao động, có điều kiện, khả năng thì được xây dựng nhà lưu trú cho công nhân để bố trí cho công nhân, người lao động thuê lưu trú trong thời gian làm việc. Ví dụ, các tập đoàn, tổng công ty khai thác khoáng sản không nằm trong khu công nghiệp nhưng sử dụng rất nhiều lao động, rất cần nhà lưu trú cho công nhân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn