MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lãnh đạo LĐLĐ Thái Nguyên thăm người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Ảnh: LĐLĐ Thái Nguyên

Chăm lo cho đời sống người lao động là việc làm thường xuyên

Minh Hạnh LDO | 16/05/2023 14:26
Với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hướng về cơ sở chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong Tháng Công nhân 2023.

Theo thống kê, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 230.000 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có 174.801 CNVCLĐ do tỉnh trực tiếp quản lý với 154.049 đoàn viên đang sinh hoạt tại 1.407 công đoàn cơ sở.

Do đó, Tháng Công nhân là tháng cao điểm để các cấp công đoàn tập trung nguồn lực tài chính, đẩy mạnh vận động nguồn lực xã hội cho các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Theo ông Phạm Việt Dũng – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, ngay từ tháng 3.2023, LĐLĐ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động sát với thực tiễn, các nội dung đều hướng về cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sống, làm việc của người lao động.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về chính sách, pháp luật, trang bị hành lang pháp lý cho người lao động, hạn chế các tranh chấp lao động và tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc; tập huấn cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở về nâng cao kỹ năng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đối thoại với công nhân lao động để kịp thời giải quyết các thắc mắc...  

Việc tuyên truyền, tư vấn pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện tốt ở cơ sở đã hạn chế tối đa tranh chấp lao động tại đơn vị, doanh nghiệp.

Cùng với đó là tăng cường và phát huy hiệu quả công tác truyền thông công đoàn để phản ánh kịp thời hoạt động của các cấp công đoàn trên phương tiện thông tin đại chúng, lan tỏa những cách làm hay, những mô hình hiệu quả của các cấp công đoàn trong xây dựng tổ chức công đoàn và chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ...

Cũng theo ông Dũng, những hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về người lao động, khẳng định vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động; đồng thời tạo sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với công nhân lao động.

Mặc dù đời sống người lao động đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn. LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp công đoàn bám sát để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khó khăn của doanh nghiệp, người lao động để kịp thời có phương án hỗ trợ.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những lao động bị mất việc làm, giảm việc làm, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và có hoàn cảnh khó khăn. Khẳng định vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đoàn viên thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo các công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động định kỳ hằng năm tổ chức hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, chấp hành nghiêm các quy định về thực hiện chế độ, chính sách của người lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn