MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngày 14.10, Công đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã ký kết Thoả ước Lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V. Ảnh: CĐN

Công đoàn Dệt may Việt Nam ký Thoả ước Lao động tập thể ngành lần thứ V

Kiều Vũ LDO | 14/10/2021 14:26

Ngày 14.10, Công đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký kết Thoả ước Lao động tập thể ngành Dệt may Việt Nam lần thứ V. Ông Lê Nho Thướng – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam và ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đại diện ký kết.

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất đến nay có Thoả ước lao động tập thể cấp ngành. Từ năm 2010 đến nay đã trải qua 5 lần ký kết với nhiều điều khoản thương lượng phù hợp với sự phát triển và điều kiện thực tế của ngành, doanh nghiệp, cũng như đảm bảo nhiều hơn lợi ích cho người lao động.

Trong một số nội dung được thông qua, đáng chú ý có mức ăn giữa ca, tăng 2.000 đồng/vùng, cụ thể, vùng 1: 16.000 đồng, vùng 2: 15.000 đồng, vùng 3: 14.000 đồng và vùng 4: 13.000 đồng; Quy định cụ thể về mức tối thiểu cho một số chế độ dành cho người lao động như chi mừng người lao động kết hôn, chi phúng viếng người lao động mất, phúng viếng cha mẹ (cả bên vợ và bên chồng), chi hỗ trợ người lao động, gia đình người lao động gặp khó khăn; Một số nội dung về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi…

Đến nay Thoả ước lao động tập thể  ngành đã hình thành chính sách khung trong hệ thống để các đơn vị tham gia thực hiện cũng như làm căn cứ xây dựng, điều chỉnh Thoả ước lao động tập thể  doanh nghiệp, tạo sự ổn định về chính sách và ràng buộc trách nhiệm của cả 2 bên trong quan hệ lao động. Với những doanh nghiệp chưa tham gia Thoả ước lao động tập thể ngành, thì đây cũng là điều để doanh nghiệp tự nhìn nhận lại và cải thiện các chính sách nhằm nâng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Thoả ước lao động tập thể ngành đã duy trì được việc thực hiện các chính sách khung của ngành đối với các đơn vị tham gia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn