MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại diện doanh nghiệp trình bày những bức xúc liên quan tới đình công. Ảnh: PV

Công đoàn mạnh – khó xảy ra đình công

KỲ QUAN LDO | 26/03/2018 07:13

LĐLĐ tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức tọa đàm về “Tranh chấp lao động, đình công, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp (DN)”. Cuộc tọa đàm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, chủ DN, cán bộ công đoàn (CĐ). Bài học lớn nhất rút ra là: Khi tổ chức CĐ tại DN đủ mạnh, nơi ấy khó xảy ra đình công.

1001 lý do đình công

Theo thống kê của LĐLĐ tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ đình công - ngừng việc tập thể với gần 13.700 công nhân (CN) tham gia. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, đã xảy ra 8 vụ, tăng 5 vụ so với cùng kỳ. Những “điểm nóng” xảy ra đình công là các Khu công nghiệp (KCN) Long Giang, Tân Hương, Tân Mỹ Chánh. Các vụ đình công xảy ra chủ yếu ở các DN ngành may, nơi tập trung đông CN, các DN vốn đầu tư nước ngoài.

Những cuộc đình công bao giờ cũng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người lao động (NLĐ), gậy thiệt hại cho DN, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Tại các DN xảy ra đình công đều có tổ chức CĐ, nhưng tất cả các vụ đều do NLĐ tự phát chứ không do tổ chức CĐ lãnh đạo theo Điều 210 của Bộ luật Lao động. Khi xảy ra đình công, tổ chức CĐ (từ CĐCS tại DN cho tới LĐLĐ tỉnh) luôn vào cuộc kịp thời, cùng với các cơ quan hữu quan và DN giải quyết. Không ít thì nhiều, chủ DN đều nhượng bộ trong các cuộc đình công. Một phần do DN có thiếu sót; một phần, đình công càng kéo dài DN càng thiệt hại.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công - ngừng việc tập thể khá đa dạng, nhưng hầu hết không nghiêm trọng, hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách khác, thậm chí chẳng có nguyên nhân gì cũng xảy ra đình công. Nguyên nhân của những cuộc đình công tiêu biểu: Điều chỉnh mức phụ cấp tay nghề (Cty Nissei Electric Mytho - KCN Long Giang); Thay đổi cách tính phụ cấp chuyên cần (Cty Apache - KCN Long Giang); Chuyện thưởng năng suất (Cty LTS Vina - KCN Trung An - Mỹ Tho); Bữa ăn giữa ca (Cty YongFeng Việt Nam - KCN Long Giang); Không đồng tình việc thay đổi người quản lý (Cty Simon Việt Nam - KCN Tân Hương). Có 2 vụ do chủ DN bỏ trốn vì làm ăn không hiệu quả. Theo CĐ ngành Công Thương Tiền Giang, có vụ đình công kéo dài 3-4 ngày, trong ngày đầu NLĐ không đưa ra yêu sách nào cả. Đến ngày thứ 2 mới đưa yêu cầu rất nhỏ, không chính đáng. Khi tìm hiểu, cơ quan chức năng mới biết, do có ai đó nhắn tin đe dọa một vài CN không được vào làm việc, rồi người này nói với người kia, cuối cùng dẫn đến đình công.

CĐCS mạnh, chìa khóa của vấn đề

Giám đốc một DN ở KCN Long Giang cho biết, bộ phận tuyển dụng nhân sự của Cty đã “sàng lọc” lao động đầu vào rất kỹ, chỉ nhận những người có nhân thân tốt, nhưng vẫn để “lọt lưới” những thành phần “bất hảo” vào làm trong Cty, trở thành mầm mống gây rối, kích động đình công. Chủ DN này cũng đặt vấn đề, liệu có một lực lượng nào “giật dây” cho các CN tổ chức đình công. Trong khi đó, một DN tại huyện Châu Thành là Cty TNHH May Hoan Vinh với trên 700 CNLĐ, từ ngày thành lập đến nay đã hơn 10 năm mà chưa xảy ra vụ đình công nào. Trong khi, lãnh đạo Cty Hoan Vinh luôn sẵn sàng đón nhận những thanh niên nghiện hút, mới ra tù, những thành phần thường bị nhiều người xem là “bất hảo” vào để dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho họ. Đến nay, có trên 100 trường hợp như vậy vào làm CN trong Cty.

Theo ông Nguyễn Tấn Thanh - TGĐ Cty Hoan Vinh - Cty được ổn định như vậy là nhờ trong DN có chi bộ Đảng; CĐCS Cty thực sự mạnh - luôn là cầu nối vững chắc giữa chủ DN và CNLĐ; lãnh đạo Cty luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Một khi CĐCS được tổ chức tốt, hoạt động hiệu quả thì mọi diễn biến tư tưởng, những bức xúc của CNLĐ đều được phát hiện kịp thời. Từ đó CĐCS Cty sẽ cùng với lãnh đạo DN tháo gỡ những “ngòi nổ” từ khi nó mới manh nha. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - ông Trương Văn Hiền - cho rằng: “Biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đình công là phát huy vai trò CĐCS đại diện, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. CĐCS phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, tình hình quan hệ lao động trong DN để kịp thời đề xuất, kiến nghị chủ DN khắc phục những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn