MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên tặng quà, động viên nữ công nhân. Ảnh: Công đoàn tỉnh Thái Nguyên

Công đoàn tỉnh Thái Nguyên hướng tới “Văn phòng không giấy tờ”

Hà Anh LDO | 16/04/2023 10:29

Thực hiện Kế hoạch số 289/KH-TLĐ ngày 15.2.2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về “Cải cách hành chính của Tổng LĐLĐVN năm 2023” (Kế hoạch), Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên cho biết, thực hiện Kế hoạch của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cấp công đoàn nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu, tầm quan trọng của cải cách hành chính;

Xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần thúc đẩy nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong hệ thống Công đoàn, nỗ lực phấn đấu góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Thực hiện nhiệm vụ các cấp công đoàn trong tỉnh Thái Nguyên sẽ tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế xã hội, các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính.

Vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đối với vị trí khi thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

Về cải cách hành chính trong hoạt động công đoàn, các đơn vị sẽ tham gia xây dựng pháp luật có liên quan đến đoàn viên, người lao động; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tổ chức Công đoàn…

Trong đó, nghiên cứu, đề xuất và nâng cao chất lượng công tác tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn. Tập trung nghiên cứu, tham gia góp ý dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Chủ động rà soát những bất cập để kiến nghị Tổng LĐLĐVN sửa đổi, bổ sung xây dựng mới các quy định của tổ chức Công đoàn đảm bảo phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước (nếu có).

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên động viên công nhân khu nhà trọ. Ảnh: Công đoàn tỉnh Thái Nguyên

Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành của tổ chức Công đoàn. Trong đó, duy trì và nâng cấp Website Công đoàn Thái Nguyên, tranh thủ mặt tích cực của mạng xã hội, Zalo, Facebook, đáp ứng nhu cầu thông tin của đoàn viên, người lao động về các hoạt động công đoàn.

Tăng cường ứng dụng, sử dụng các phầm mềm phục vụ hoạt động công đoàn, như phần mềm Văn phòng điện tử V-office; phần mềm thu kinh phí qua một tài khoản; phần mềm Quản lý đoàn viên; phần mềm thi đua-khen thưởng; đổi mới phương thức tiếp cận và giải quyết phản ảnh kiến nghị của đoàn viên, người lao động, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả.

Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 06/CT-LĐLĐ của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về chuyển đổi số trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, nhằm đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới “Văn phòng không giấy tờ”, trong đó tập trung thực hiện tốt các nội dung như sử dụng hiệu quả phần mềm V-office của Tổng LĐLĐVN, Hệ thống phầm mềm QLVB của Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

Tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử trong hệ thống công đoàn, quản lý tốt lịch họp, lịch công tác, văn bản tài liệu, báo cáo, thống kêl; thực hiện số hóa văn bản đến, nâng cao chất lượng quy trình xử lý văn bản đi đến; đảm bảo kết nối, xử lý tốt với trục liên thông văn bản quốc gia;

Triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử; thực hiện tốt, đúng, chữ ký số, giảm tối đa văn bản giấy tờ, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; phấn đấu giảm thời gian xử lý văn bản, hạn chế việc tồn đọng văn bản.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn