MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Công nhân quan tâm đến môi trường làm việc cùng chính sách lương thưởng

Mạnh Cường LDO | 07/04/2023 11:08

Công nhân là nguồn lao động chính trong các doanh nghiệp sản xuất, họ quan tâm rất nhiều đến thu nhập, môi trường làm việc và các chế độ kèm theo.


Anh Nguyễn Văn Toản (28 tuổi) - công nhân cắt vải tại Nam Định mong mong muốn công ty xem xét, điều chỉnh tăng phụ cấp trong thời gian tới.

Anh Toản mong công ty giảm tải công việc đồng thời đảm bảo công việc ổn định xuyên suốt cả năm cho công nhân. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Mức thâm niên đối với anh Toản - một người làm việc hơn 6 năm vẫn chưa cao. Đãi ngộ về xăng xe, chuyên cần, phụ cấp theo anh cũng đang thấp hơn mặt bằng chung. Tổng thu nhập mỗi tháng của nam công nhân hiện tại khoảng 9 triệu đồng, trong đó các chế độ chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng. 

"Khi làm việc, tôi mong được cấp trên chia sẻ nhiều hơn. Công ty đảm bảo đủ hàng trong mọi thời điểm để công nhân làm. Hiện tại, tôi và các công nhân khác vẫn phải về sớm do thiếu hàng khiến thu nhập bị hao hụt nhiều" - anh Toản bộc bạch.

Chị Phạm Thị Ngọc (29 tuổi) - công nhân Công ty TNHH SamSung Thái Nguyên cho biết môi trường làm việc đang khá thuận lợi. Từ giờ giấc đến các đãi ngộ, phúc lợi cho công nhân. Tuy nhiên, chị vẫn mong được tăng lương tối thiểu vùng lên cao hơn so với quy định đối với những công nhân lâu năm.

Chị Ngọc cho rằng lương tối thiểu vùng chưa hợp lý đối với những công nhân lâu năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hơn 9 năm làm việc, mức lương tối thiểu vùng của chị Ngọc tăng rất ít, chỉ cao hơn một chút so với quy định của nhà nước. Trong khi đó, bản thân chị đang hưởng chế độ con nhỏ và thường xuyên đau ốm nên lương tối thiểu vùng không hỗ trợ được nhiều.

Chị Nguyễn Thị Thu (27 tuổi) - công nhân may tại Bắc Ninh cho biết bản thân làm ra năng suất cao nhưng phải hưởng mức thu nhập chung với cả chuyền. Đây là điều không công bằng vì công ty chị trả lương theo thời gian. Vì thế, chị Thu mong muốn công ty thay đổi phương thức trả lương theo sản lượng.

"Nếu làm theo sản lượng, mức thu nhập của tôi có thể sẽ cao hơn 20% hiện tại. Nếu công ty không thay đổi phương thức trả lương thì cũng nên có phần thưởng khích lệ riêng với những người đạt năng suất cao" - chị Thu bày tỏ.

Tâm sự cùng công nhân giày da Phạm Thị Liên (48 tuổi, Nam Định), chúng tôi biết được mong muốn của chị chính là giảm tải khối lượng công việc hàng ngày. Trước đây, tổ của chị có 30 người phụ trách 15 dàn máy, bây giờ dù chỉ còn 15 người nhưng vẫn phụ trách 15 dàn máy đó.

Mùa hè nóng nực, chị cũng mong công ty lắp đặt thêm điều hòa hoặc cải thiện hệ thống quạt gió để công nhân đỡ mệt mỏi. "Công việc vất vả lại thêm thời tiết oi bức khiến công nhân bị ngất trong lúc làm việc - chị Liên kể lại.

Chị Liên mong muốn công việc đỡ áp lực, làm việc trong môi trường mát mẻ và có thưởng Tết cao hơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngoài ra, có một điều mà chị Liên cảm thấy buồn lòng so với công ty khác đó chính là tiền thưởng Tết và lì xì đầu năm. Hiện tại, công ty chị chỉ thưởng Tết 1 tháng lương tối thiểu vùng và 20.000 đồng lì xì. 

Lý do bởi số lượng công nhân rất đông, lên đến hơn 10.000 người. Trong khi đó, các công ty khác thưởng Tết 1,5 tháng lương, lì xì tối thiểu 100.000 đồng thậm chí thưởng Tết 2 tháng lương thực tế lên đến hàng chục triệu đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn