MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Văn Tiến Đức - nhân viên đã chấm dứt HĐLĐ năm 2015 đề nghị Cty sớm trả các khoản trợ cấp cho NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ năm 2015 như ông. Ảnh: X.T

Cty CP Giầy Thượng Đình cần thực hiện nghiêm túc Bộ luật LĐ năm 2012

Xuân Trường LDO | 11/09/2017 12:58

Ông Văn Tiến Đức - 1 trong số 5 NLĐ nguyên là nhân viên của Cty CP Giầy Thượng Đình (đã chấm dứt HĐLĐ năm 2015) cho hay, ngày 31.8.2017, Cty CP Giầy Thượng Đình đã có Công văn số 54/2017/CV-GTĐ gửi đến CĐ ngành Công thương Hà Nội và 5 NLĐ liên quan. 

Theo công văn này, đến quý IV.2018, khi Cty triển khai thực hiện phương án di dời và xin được kinh phí hỗ trợ di dời của TP. Hà Nội thì Cty sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp cho NLĐ. Ông Đức cho rằng, Cty CP Giầy Thượng Đình cần thực hiện nghiêm túc Bộ luật LĐ năm 2012.

Về vấn đề này, ông Đức cho rằng, đó là lộ trình mà những NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ như ông không thể chấp nhận được. Điều 48 Bộ luật LĐ năm 2012 nêu rõ: Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định thì người sử dụng LĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc. Theo quy định trên, mỗi năm, NLĐ được hưởng trợ cấp 1/2 tháng lương từ khi vào Cty đến năm 2008 (trước thời điểm tham gia BHTN năm 2009). Tuy nhiên, đã 2 năm trôi qua kể từ khi chấm dứt HĐLĐ, ông Văn Tiến Đức cùng một số NLĐ khác vẫn chưa nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào.

Ông Đức cho rằng, việc Cty CP Giầy Thượng Đình chi trả các khoản trợ cấp cho NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ là phải theo Bộ luật LĐ năm 2012 chứ không phải báo cáo và chờ nguồn kinh phí xin hỗ trợ DN di dời từ TP. Hà Nội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn