MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cô giáo Phan Thị Huyền và trường tiểu học.

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Người ươm mầm xanh

NGUYỄN NGỌC HẰNG LDO | 02/12/2017 11:30
Tôi biết đến chị chưa lâu, qua một cuộc thi do đơn vị tôi tổ chức, đó không phải là một cuộc thi lớn nhưng chị để lại trong tôi thật nhiều ấn tượng. Chị Phan Thị Huyền là Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tam Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 

Yên Thế là một huyện miền núi, xa trung tâm và gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như kinh phí cho ngành giáo dục và đào tạo. Dù nhiều năm qua, huyện Yên Thế nói chung và các trường tiểu học, trong đó có Trường Tiểu học Tam Tiến đã được các cấp, các ban ngành đoàn thể giúp đỡ nhưng với những khó khăn mà trường đang phải đối mặt thì các thầy cô giáo của trường luôn phải cố gắng, nỗ lực gấp nhiều lần để mang con chữ đến cho các em nhỏ.

Gặp chị Huyền, tôi như được hiểu thêm về một vùng đất mới, một con người mang bao hoài bão, ước mơ đến với vùng đất nghèo. Học sinh của chị đều là những em nhỏ có gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ lo ăn từng ngày, gia đình neo người, hoặc gia đình đông con.

Để việc học của các em không bị gián đoạn, được theo học trong những năm đầu tiên của cuộc đời học sinh quả thật khó khăn, chị cùng các thầy cô giáo trong trường đã rất nhiều lần phải đến từng nhà để vận động phụ huynh cho các em theo học.

Với họ, lo ăn chưa đủ nói gì đến lo học, mà học để làm gì, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các chị đã không nản lòng, bằng sự yêu nghề, sự tận tụy với học trò thân yêu, chị hiểu và tin rằng con chữ sẽ mang đến cho các em một tương lai mà ở nơi đó không còn phải chạy ăn từng ngày như bố mẹ các em hiện nay.

Chị muốn nói điều đó với các em, muốn các em hiểu rằng chỉ có đi học, chỉ có cái chữ mới giúp được các em. Nếu các em buông xuôi thì cuộc đời các em rồi sẽ đi về đâu. Ở nơi đây chỉ có núi, có rừng, có những đồi chè bát ngát, các em rồi sau này sẽ là trụ cột của gia đình, sẽ xây dựng huyện nhà phát triển để mọi người trong cả nước biết đến quê hương Yên Thế không chỉ giàu tài nguyên mà còn có những con người giỏi giang, nổi tiếng.

Khó khăn là vậy, nhưng 3 năm liên tục từ 2012 đến 2015 chị đều đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ; gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; không những vậy năm 2013 chị đã được Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thế khen thưởng có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh;

Năm 2014 được Công đoàn Giáo dục tỉnh Bắc Giang khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn, được Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2014; năm 2015 được Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn;

Công đoàn Giáo dục tỉnh khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2011-2015. Với cương vị chủ tịch công đoàn, đã lãnh đạo công đoàn 3 năm liên tục (2013-2015) đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc, vững mạnh, được Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành khen thưởng.

Với tôi, gặp mỗi người là một cái duyên, được nói chuyện, được chia sẻ với mỗi một hoàn cảnh là một cái tình và tôi tin những người lao động, những cán bộ đang ngày ngày đứng trên bục giảng để giúp các em xây đắp tương lai, là những người đáng được vinh danh, được khen thưởng bởi họ hơn ai hết đang làm một công việc vĩ đại “trồng người”, tôi tin các chị, các anh những người thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn đang giúp cho xã hội này ngày một đẹp hơn, phát triển hơn.

Sau buổi gặp chị hôm đó, tôi có liên lạc thêm vài lần để hỏi han chị, chị vẫn vô tư, lạc quan, và giữ ngọn lửa với nghề bằng cả sự đam mê, nhiệt tình, chị vẫn luôn nói với tôi: “Em hãy tin các chị không chỉ làm việc mà các chị đang tưới tắm, chăm sóc cho những thế hệ sau này là trụ cột của đất nước, những mầm xanh ấy sẽ lớn lên, phát triển và xây dựng nước ta ngày một phát triển”. Cảm ơn chị, một người thật tuyệt vời em đã được gặp.

CUỘC THI VIẾT “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn