MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một vụ Công đoàn hỗ trợ người lao động thắng kiện doanh nghiệp liên quan đến tiền lương và bảo hiểm mới đây ở Đà Nẵng. Ảnh: Tường Minh

Đà Nẵng: Người lao động kiến nghị thống nhất cách áp dụng pháp luật

Tường Minh LDO | 04/06/2022 07:37

Đà Nẵng - Người lao động kiến nghị Chính phủ cần có sự chỉ đạo để hướng dẫn thống nhất cách áp dụng pháp luật, đảm bảo hồ sơ khởi kiện bảo hiểm xã hội được Tòa thụ lý. 

Đây là một trong những nội dung kiến nghị được người lao động ở thành phố Đà Nẵng gởi đến Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp của Thủ tướng với công nhân lao động cả nước sắp tới.

Cụ thể, theo ông Hoàng Hữu Nghị, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng thì việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH hiện chịu chi phối của 4 bộ luật hiện hành, gồm: Luật Tố tụng dân sự, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, do các quy định và cách hiểu chưa đồng nhất nên Tòa án vẫn từ chối thụ lý.

Cụ thể, có luật thì quy định công đoàn cơ sở được khởi kiện, có luật quy định phải có chữ ký ủy quyền của từng người lao động. Trong khi đó, có những doanh nghiệp có tới hàng nghìn lao động, việc ủy quyền cho cán bộ Công đoàn là rất khó khăn.

Ngoài ra, rất ít cán bộ công đoàn cơ sở đứng ra để khởi kiện người sử dụng lao động, bởi sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình…

Đến nay, tại thành phố Đà Nẵng từ khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, chưa có một vụ án dân sự nào liên quan đến việc tiền đòi tiền nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động được Tòa án thụ lý giải quyết. Vì thế, cán bộ Công đoàn phải khởi kiện theo vụ án tranh chấp lao động cá nhân.

"Người lao động đề nghị Chính phủ cần có sự chỉ đạo để hướng dẫn thống nhất cách áp dụng pháp luật, đảm bảo hồ sơ khởi kiện bảo hiểm xã hội được Tòa thụ lý và giải quyết theo hướng người lao động ủy quyền đương nhiên cho các cấp Công đoàn theo quy định của Hiến pháp về chức năng của tổ chức Công đoàn", ông Hoàng Hữu Nghị nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn