MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nhân Công ty May 10. Ảnh: PV

Đào tạo nguồn nhân lực: Chiến lược phát triển phát triển lâu dài của doanh nghiệp

ĐẶNG TIẾN LDO | 29/04/2018 07:00
Muốn nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) các DN phải xây dựng được mô hình SXKD đủ tầm với đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị và con người mới tạo được niềm tin. 

Trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất vì Việt Nam có lợi thế về lao động để tăng năng suất. Theo đánh giá của Phó Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam - Bang Huyn Woo thì NSLĐ cũng như chất lượng của LĐ Việt Nam bằng 99% năng suất của các nhà máy Samsung tại Hàn Quốc.

Tiềm năng tăng NSLĐ lớn

Hiện tổng số LĐ đang làm việc tại các nhà máy Samsung ở Việt Nam hiện nay khoảng 170.000 người, trong đó chuyên gia quản lý người Hàn Quốc chỉ là 240 người. Trong khi đó, chất lượng, công nghệ và toàn bộ dây chuyền sản xuất của các nhà máy Samsung ở Việt Nam tiêu chuẩn tương đồng với các nhà máy Samsung ở Hàn Quốc. Như vậy có thể hiểu được NSLĐ của NLĐ Việt Nam tại Samsung khá tương đồng với ở Hàn Quốc.

Theo đánh giá của ông Bang Huyn Woo, NSLĐ cũng như chất lượng của NLĐ tại Samsung Việt Nam bằng 99% năng suất của các nhà máy Samsung tại Hàn Quốc. Hiện nay tại các nhà máy của Samsung đang có hai đối tượng LĐ chính là nhân viên sản xuất (làm việc trực tiếp ở các dây chuyền) và kỹ sư (nguồn lao động chất lượng cao).

Nếu so sánh đầu vào của các kỹ sư làm việc tại các nhà máy Samsung ở Việt Nam và các nhà máy Samsung tại Hàn Quốc thì có thể do cơ chế đào tạo và các chương trình học tại Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau nên trình độ và NSLĐ của kỹ sư người Việt có thể hơi yếu hơn các kỹ sư tại Hàn Quốc. Nhưng chỉ sau 1 đến 2 năm vừa làm việc vừa được đào tạo tại Cty thì trình độ của họ tương đương với các kỹ sư người Hàn Quốc. Qua đó, theo tôi là tiềm năng về NSLĐ của người Việt Nam rất cao.

NSLĐ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình đào tạo, quản lý lao động năng lực quản lý của giám đốc điều hành, Samsung luôn xác định việc đầu tư vào con người sẽ mang lại giá trị cao hơn rất nhiều so với đầu tư vào trang thiết bị hay cơ sở vật chất. Do đó, việc tập trung đầu tư vào đào tạo và nhân viên cũng là một trong những chiến lược kinh doanh lâu dài và quan trọng nhất của Samsung.

Cùng đó đánh giá về chất lượng lao động và NSLĐ của Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại Trung và Đông Âu tại Việt Nam (CEEC) - ông Mariusz Boguszewski - cho rằng, chất lượng của LĐ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được cải thiện. Nếu so sánh với các nước Châu Á hoặc Châu Âu, hiện các Cty của Việt Nam đang sử dụng rất nhiều LĐ có kỹ năng làm việc hạn chế dẫn đến năng suất thấp. Do đó cần phát triển các cơ sở giáo dục có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các trường học trong khu vực. Cùng đó, cần phải xây dựng các chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với các nước phát triển để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm làm việc cho NLĐ.

Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển

Theo các chuyên gia về lao động có ba yếu tố tác động đến NSLĐ là con người, điều kiện sản xuất và môi trường lao động. Theo đó, đối với mỗi loại hình DN thì mức độ tác động khác nhau tùy theo đặc điểm, quy mô, lĩnh vực hoạt động của mỗi DN trong đó tỉ trọng của yếu tố con người được coi là quan trọng nhất. Theo Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam - Hà Thu Thanh nhiều DN đang quên rằng đầu tư cho LĐ là để tạo ra tài sản vô hình, đó là nguồn nhân lực chất lượng.

Công nhân Công ty Dệt kim Hà Nội. Ảnh: PV

Nhiều DN đang coi đầu tư cho nhân lực là chi phí chứ không phải là khoản đầu tư cho tương lai. Với suy nghĩ hôm nay lao động ở doanh nghiệp này, ngày mai có thể chuyển sang DN khác. Nhưng ít nhất, DN cần xác định đây là trách nhiệm xã hội cộng đồng khi LĐ không còn làm việc ở Cty mình nữa thì ta cũng đã góp phần vào việc nâng cao năng lực làm việc chung cho nguồn lao động chất lượng cao của Việt Nam.

Theo bà Phạm Thị Hường - GĐ Cty TNHH - giải pháp năng lượng toàn diện hiện các ngân hàng luôn hỗ trợ vốn cho DN, nhưng với điều kiện họ nhìn thấy mô hình SXKD mang lại hiệu quả và có tài sản thế chấp. Do vậy, các DN phải xây dựng được mô hình SXKD của mình phải đủ tầm mới tạo được niềm tin.

Cụ thể, trước khi bắt tay vào SXKD DN phải xây dựng mô hình chuyên nghiệp với đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị và con người để tạo niềm tin, cùng đó các DN phải liên kết với nhau tạo thành chuỗi sản xuất và cung ứng thì mới có thể đi xa. Cùng đó Chính phủ cũng cần có cái nhìn tổng thể để hỗ trợ các DN là khi các mặt hàng trong nước đang SX được thì nên hạn chế cho đầu tư nước ngoài để hỗ trợ các DN trong nước.

Do đó, rất nhiều DN đã bắt đầu coi chi phí đào tạo con người là khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là khoản chi phí để thu lời. Trước đây nhiều DN khi khởi nghiệp chỉ nghĩ đến việc đầu tư nhà xưởng, máy móc mà không quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và thường coi đó là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn