MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức cho rằng không nên kỉ luật giáo viên. Ảnhr: TL

Đề nghị không thi hành kỷ luật cô giáo buộc dây vào áo trẻ

HUYÊN NGUYỄN LDO | 01/12/2018 09:26

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc cô giáo nhận trông trẻ bị tăng động ở một góc độ nào đó thể hiện sự nhân văn của cô giáo và nhà trường; cần xem xét kỹ lưỡng các góc độ, không nên xử lý kỉ luật giáo viên.

Liên quan đến thông tin bé trai 4 tuổi bị buộc dây vào áo và cột vào cửa sổ lớp tại Trường Mầm non B Trực Đại (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), sáng 1.12, trao đổi với báo Lao Động, ông Vũ Minh Đức – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: "Tôi đề nghị rút kinh nghiệm về phương pháp sư phạm chứ không nên kỉ luật giáo viên. Những ứng xử của cô giáo với cháu nhỏ đúng là chưa chuẩn, chưa đúng nghiệp vụ sư phạm nhưng trong những trường hợp như vậy cần xét điều kiện cụ thể của cô giáo. 

Thực ra, khi cô giáo, nhà trường nhận trông cháu cũng đã là sự nhân văn. Bé được nhận vào trường, vào lớp cũng xuất phát từ sự cảm thông, chia sẻ tình thương với bé và gia đình. Bởi vì, giáo viên, nhà trường hoàn toàn có thể từ chối để gia đình phải gửi con đến cơ sở giáo dục đặc biệt.

Bình thường những cháu bị mắc bệnh như vậy thì nên cho học tại trường chuyên biệt với sự hỗ trợ, chăm sóc của 1 cô với 1 trò", ông Đức nói.

Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam mong muốn mọi người nên chia sẻ với công việc của các cô giáo mầm non. 

Ông phân tích, chăm sóc các cháu bình thường mà 2 cô giáo chăm sóc 30 - 40 cháu một lớp đã rất đủ áp lực.  Cùng với đó, cháu P bị khuyết tật, rối loạn phổ tự kỷ/chậm phát triển trí tuệ. Tâm lý của cháu rất bất bình thường, bất cứ lúc nào cũng có thể có hành động ảnh hưởng đến an toàn của chính cháu và cả những trẻ xung quanh.

 Hình ảnh cháu N.V.P tại lớp học

“Đặt mình vào hoàn cảnh của giáo viên, chắc chắn nhiều người cũng chưa biết phải xử lý như thế nào để vẹn cả muôn đường giữa chăm sóc cháu P và đảm bảo an toàn cho 30 - 40 học sinh khác. Tôi thấy rằng, các cô giáo cũng đã có nhận thức đảm bảo an toàn cho cháu khi buộc sợi dây vào áo chứ không vào người cháu để không gây bất cứ tổn thương nào với cơ thể bé”, ông Đức bộc bạch.

Qua sự việc trên, ông Đức cũng nhấn mạnh việc giáo viên cần có tính phản biện, thể hiện quan điểm và trao đổi lại với lãnh đạo để có hướng xử lí.

“Lẽ ra trong trường hợp đó, các cô giáo nhận thấy được giao một việc quá khả năng thẩm quyền của mình phải có ý kiến lại với nhà trường để có biện pháp giải quyết.

Nhưng các cô cũng xuất phát từ chuyện cần việc làm nên cam chịu làm những việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân mình và cả các cháu", ông Đức bày tỏ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn