MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nghề làm "nail" được nhiều nữ công nhân lựa chọn để làm thêm. Ảnh: Bảo Hân.

Điểm danh những việc làm thêm của công nhân khu công nghiệp

Bảo Hân LDO | 11/11/2020 09:18
Thu nhập thấp, đời sống khó khăn khiến nhiều công nhân khu công nghiệp phải xoay xở làm thêm một nghề khác để kiếm thêm “đồng ra đồng vào”.

Sau nhiều lần khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động đã tổng hợp một số nghề “tay trái” mà công nhân khu công nghiệp hay làm.

Nghề chạy xe ôm công nghệ

Nghề chạy xe ôm công nghệ được rất nhiều công nhân nam lựa chọn. Sau những giờ làm việc chính thức tại công ty, những công nhân này sẽ bật ứng dụng để tìm khách. Thường là công nhân sẽ phải chạy sang phía bên kia cầu Thăng Long (về nội thành Hà Nội) để kiếm khách, vì ở khu công nghiệp thường vắng khách đi. Nghề này vất vả, thường phải về muộn nhưng có thể mang lại thêm thu nhập cho công nhân khoảng 1-2 triệu đồng/tháng.

Một công nhân chạy grab để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Bảo Hân.

Đây là nghề có thể gặp những nguy hiểm về sức khoẻ, tính mạng, nhưng vì mưu sinh, công nhân hiểu và chấp nhận, đồng thời cẩn thận hơn khi chở khách.

Nghề bán hàng online

Đây là nghề thường được các nữ công nhân lựa chọn. Có nữ công nhân thậm chí còn bỏ hẳn nghề chính để đeo đuổi nghề phụ này. Nếu toàn tâm toàn ý bán hàng online, làm lâu năm và công việc thuận lợi, hàng tháng họ có thể kiếm được 9-10 triệu đồng. Còn đối với những người vừa làm công nhân vừa tranh thủ bán hàng online, họ có thể kiếm thêm được 1-2 triệu đồng/tháng. Tuy vậy, nguồn thu này không ổn định, có khi cả tháng không được khách hàng nào.

Mặt hàng bán online của công nhân rất đa dạng: Từ giày dép, đồ mỹ phẩm, đến đồ ăn tự làm…

Nghề làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, làm nail…)

Đây lại là một lĩnh vực được khá nhiều nữ công nhân (nhất là còn trẻ tuổi) theo đuổi. Tuy nhiên, muốn theo nghề này, công nhân phải trả học phí cho những khoá học khá đắt, lên tới 5-10 triệu đồng và mất khá nhiều thời gian theo học.

Ngoài ra, đối với nghề làm “nail” (làm đẹp móng tay, móng chân), công nhân phải bỏ ra số tiền khá lớn, lên tới hàng chục triệu đồng để mua bộ đồ nghề. Vì vậy, không phải ai cũng có thể theo nghề này. Tuy nhiên, bù lại, một khi đã lành nghề, công nhân có thể kiếm được nhiều tiền hơn là làm công nhân, cuộc sống ổn định hơn…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn