MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Dịp 8.3: Những quyền lợi mà chỉ lao động nữ được hưởng

Minh Hương LDO | 08/03/2022 13:29
Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian “đèn đỏ”; Được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ,... là những quyền lợi mà lao động nữ được hưởng.

Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian “đèn đỏ”

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, Khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian “hành kinh” được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian “hành kinh” do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc/tháng.

Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động sẽ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.

Được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật do thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài.

Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật do thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn