MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vướng quy định nên nhiều doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh hồ sơ để người lao động được nhận hỗ trợ. Ảnh: Đình Trọng

DN và NLĐ ở Bình Dương chậm làm hồ sơ nhận hỗ trợ

ĐÌNH TRỌNG LDO | 16/05/2020 08:00

Việc đáp ứng điều kiện doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương rất khó chứng minh nên nhiều doanh nghiệp chưa làm xong hồ sơ để người lao động nhận hỗ trợ.

Theo nghi nhận, chỉ tính đến ngày 6.4, đã có 106 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, trên 50.000 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động phải tạm ngừng việc hoặc mất việc làm.

Nhiều lao động bị giảm thu nhập hoặc không có thu nhập trong 2 tháng liền rất mong nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 và quyết định số 15 của Chính phủ. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có doanh nghiệp và người lao động nào ở Bình Dương hoàn chỉnh hồ sơ nhận hỗ trợ.

Công nhân tại một công ty sản xuất gỗ đang làm việc. Ảnh: Đình Trọng

Chị Dương Thị Kiều Tiên (27 tuổi, quê Sóc Trăng) làm công nhân trong khu công nghiệp VSIP, thành phố Thuận An,  Bình Dương bị nghỉ việc từ 20.2 đến nay. Chị Tiên cho biết, 2 tháng qua không có lương nên mong nhận được tiền hỗ trợ để trang trải trong thời gian tới. "Mong nhận được hỗ trợ nhưng mình không biết làm hồ sơ ở đâu, tuần tới mình mới trở lại công ty để hỏi xem việc làm hồ sơ như thế nào" - chị Tiên chia sẻ.

Tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương nhiều doanh nghiệp ngành gỗ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Có công ty phải cắt giảm một nửa lao động nhiều tháng nay. Tuy nhiên đến thời điểm này cũng chưa có doanh nghiệp nào hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động.

Đại diện một doanh nghiệp gỗ cho biết, rất muốn hoàn chỉnh hồ sơ để người lao động nhận được hỗ trợ tuy nhiên vướng điều kiện người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương. Trên thực tế ít nhiều doanh nghiệp vẫn có thu trong thời gian vừa qua, nhưng nguồn thu giảm mạnh so với trước đây. Vậy nếu điều kiện là không có thu thì doanh nghiệp không đáp ứng được yếu tố này.

Tại thành phố Dĩ An, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Doanh Đức cũng chưa hoàn chỉnh hồ sơ để công nhân được nhận hỗ trợ. Bà Nguyễn Thị Kim Liêm, Giám đốc nhân sự của công ty cho biết, khi nghe được hỗ trợ, công nhân phải nghỉ việc không lương liên tục gọi hỏi thăm, chờ đợi được nhận số tiền 1,8 triệu đồng từ gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Nhưng việc hoàn tất hồ sơ ở điều kiện thứ 3 gặp khó khăn, vì việc làm báo cáo tài chính chưa thể có ngay và do ảnh hưởng dịch bệnh tổng giám đốc người nước ngoài cũng chưa sang Việt Nam được. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn