MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Tống Văn Băng - Chủ tịch LĐLĐ TP.Hải Phòng - phát biểu tại hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015. Ảnh: Mai Dung

Doanh nghiệp ở Hải Phòng đưa nội dung ATVSLĐ vào thoả ước lao động tập thể

Mai Dung LDO | 30/08/2021 16:04

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng, trong hơn 1.050 thoả ước lao động tập thể hiện có, nhiều đơn vị đưa an toàn, vệ sinh lao động vào nội dung của thoả ước, tập trung vào nội dung trang bị bảo hộ lao động, phụ cấp an toàn viên...

Chiều 30.8, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị đánh giá 5 năm thi hành Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. 

Hội nghị nghe báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động trong các cấp Công đoàn. Cụ thể, hằng năm, hơn 85% công nhân lao động được các cấp Công đoàn tuyên truyền, người sử dụng lao động huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.

Nhiều doanh nghiệp đưa nội dung trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và khám sức khoẻ định kỳ vào hợp đồng lao động khi giao kết với người lao động. Hầu hết doanh nghiệp có thoả ước lao động tập thể đều đưa nội dung an toàn, vệ sinh lao động vào thương lượng, ký kết. Trong đó, tập trung vào nội dung phụ cấp an toàn viên (cao nhất ghi nhận 300.000 đồng/tháng); khám sức khoẻ định kỳ (Cao nhất 500.000 đồng/lần); trang bị bảo hộ lao động (cao nhất 500.000 đồng/người)....

Tại hội nghị, đại diện Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở chia sẻ thuận lợi, khó khăn trong thời gian thi hành Luật An toàn vệ sinh lao động. Theo đó, một số doanh nghiệp chia sẻ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, không có chế độ phụ cấp; ý thức chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao động của công nhân lao động còn hạn chế...

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng cho rằng, công tác khai báo tai nạn lao động ở một số doanh nghiệp không kịp thời, đoàn điều tra tai nạn lao động tại cơ sở không thành lập đúng quy định, việc tham gia công đoàn cơ sở vào quá trình điều tra, thu nhận thông tin ban đầu, chia sẻ khó khăn, thực hiện quyền lợi người bị nạn...

Sau thảo luận, các đại biểu đề xuất, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư 25/TT-BLĐTBXH về bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật (hiện các mức không phù hợp với thị giá); ban hành thống nhất 1 thông tư quy định danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Đồng thời, kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam có kế hoạch chỉ đạo riêng về công tác an toàn vệ sinh lao động, xác định nhiệm vụ trọng tâm, thống nhất trong thực hiện của các cấp Công đoàn....

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn