MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN chủ trì Hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn

Đóng góp Dự thảo Văn kiện Đại hội Phụ nữ: Quy định rõ về mở rộng đối tượng

Kiều Vũ - Nguyễn Hải LDO | 16/11/2021 12:32
Ngày 16.11, Tổng LĐLĐVN tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ Công đoàn vào dự thảo Văn kiện Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải. 

Một trong những nội dung được quan tâm và cho ý kiến là cần quy định rõ mở rộng đối tượng thành lập hội phụ nữ ở khu dân cư, khu nhà trọ, chứ không ghi chung chung như trong Dự thảo.

Với trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc phối hợp với Hội Phụ nữ trong công tác vận động nữ CNVCLĐ, Tổng LĐLĐVN tổ chức hội thảo nhằm thảo luận và tổng hợp các ý kiến tham gia của lãnh đạo phụ trách công tác nữ công, các Trưởng, Phó Ban Nữ công các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành - là những người có nhiều kinh nghiệm và trực tiếp tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn trong việc chỉ đạo công tác nữ công của tỉnh ngành.

Cán bộ Công đoàn tập trung thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội; Dự thảo Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Trong đó, có việc bổ sung nội dung về hội viên danh dự, về hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên, về tổ chức thành viên, về nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra…

Các ý kiến tham gia, góp ý tập trung vào những nội dung liên quan đến nữ CNVCLĐ và lồng ghép hoạt động của hội phụ nữ vào hoạt động nữ công Công đoàn, về điều kiện thành lập của tổ chức hội phụ nữ đảm bảo theo đúng tinh thần của Thông báo Kết luận số 22-TB/TW ngày 11/4/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X…

Một trong các nội dung được tập trung cho ý kiến đóng góp là khoản 4 Điều 19 của Dự thảo Điều lệ. Tại Khoản 4 dự thảo Điều lệ bổ sung việc mở ra cơ chế để tập hợp phụ nữ ở các nhóm đối tượng, thành phần khác nhau, không phân biệt nơi cư trú, nơi làm việc (phụ nữ trong các khu chung cư, trong trường học, bệnh viện, tòa án, đoàn luật sư, Hội Luật gia, cơ sở tôn giáo, các tổ chức xã hội nghề nghiệp...) là một hình thức của phát triển, thành lập tổ chức hội tại nơi làm việc dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động và chỉ đạo. Vì hiện nay, trong các trường học, bệnh viện, tòa án... hầu hết đã có tổ chức Công đoàn, có ban nữ công quần chúng và hoạt động công tác nữ công đã thực hiện thường xuyên lồng ghép nội dung hoạt động của  hội phụ nữ với hoạt đông nữ công của Công đoàn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng như trong doanh nghiệp.

Do vậy, có nhiều ý kiến  đề xuất quy định rõ mở rộng đối tượng thành lập hội phụ nữ ở khu dân cư, khu nhà trọ, chứ không ghi chung chung (Hội cơ sở đặc thù) như Dự thảo, biên tập lại như sau: “Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp có thể thành lập Hội cơ sở ở khu dân cư, khu nhà trọ thuộc sự quản lý, điều hành của Đoàn chủ tịch, Ban thường vụ, Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp” theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Thông báo Kết luận số 22-TB/TW ngày 11.4.2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X.

Bà Đỗ Hồng Vân - Uỷ viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐVN, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - điều hành phần thảo luận. Ảnh: Hải Nguyễn 

Ngoài ra, từ thực tế của địa phương, đơn vị, các đại biểu đã đưa những kiến nghị như ông Tăng Quốc Lập - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu cải cách về chính sách tiền lương để nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, góp phần ổn định cuộc sống, và có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con cái tốt hơn.

Mặc dù trong 5 năm qua, Chính phủ đã thực hiện lộ trình tăng lương để đạt mức sống tối thiểu nhưng với quy luật lương tăng thì giá tăng, nên đến thời điểm hiện nay, mức lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu. 

Bên cạnh đó, còn có các vấn đề về vấn đề nhà ở, nhà trẻ, nâng cao kiến thức cho lao động nữ…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải mong các cấp Công đoàn cần làm sáng rõ việc cụ thể hoá Nghi quyết của Đại hội Liên hiệp Phụ nữ, sự quan tâm của Công đoàn đối với công tác chăm lo cho lao động nữ. Cần tìm thấy những vấn đề mà lao động nữ đang kỳ vọng. Ví dụ, một trong những vấn đề được đề cập đến là Hạnh phúc của phụ nữ - vậy cần xây dựng mục tiêu cụ thể của Hạnh phúc là gì.

Về các nhiệm vụ trung tâm có đề cập đến chính sách đối với lao động di cư, có con dưới 36 tháng tuổi. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn cần quan tâm về mô hình, chính sách thực hiện nhiệm vụ này. Công đoàn cần đóng góp ý kiến cụ thể vào những vấn đề để nói lên được tiếng nói đại diện cho lao động nữ...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn