MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động ở Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng. Ảnh Đức Thiệm

Đưa công nghiệp về làng quê ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng

Đức Thiệm LDO | 25/01/2021 08:49

Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng.

Từ Đà Lạt, thành phố tỉnh lỵ của Lâm Đồng, vượt gần 200km với nhiều cung đường đèo dốc quanh co để đến với Đạ Tẻh, một trong ba huyện phía Nam của tỉnh.

Với diện tích tự nhiên trên 52 ngàn héc ta khá bằng phẳng ở độ cao trung bình 250 mét so với mặt biển, nơi sinh sống của 13 dân tộc anh em với gần 53 ngàn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 23% dân số, từ xưa Đạ Tẻh được biết đến là huyện nông nghiệp khá trù phú của tỉnh.

Điều chúng tôi được bà Phan Thị Hồng Loan – Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy chia sẻ là những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện không ngừng phát triển.

Các cấp ủy, chính quyền ở đây luôn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân nói chung và các đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách nói riêng. Cũng nhờ thế mà nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, sản xuất, vì vậy đời sống của nhân dân ngày càng no đủ và hạnh phúc hơn.

Vài năm trở lại đây, cùng với sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước thì sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng bước đầu góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân từ lâu được coi là thuần nông ở đây.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên - ông Đặng Bằng cho biết, được thành lập và đi vào hoạt động ổn định từ giữa 2018 với ngành nghề may đồ truyền thống Hàn Quốc, Công ty luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự đồng tình của các đoàn thể và nhân dân trong huyện.

Đến nay Công ty sử dụng thường xuyên hơn 150 lao động, trong đó hầu hết là lao động nữ (gần 90%). Công ty còn tạo việc làm cho không ít người lao động theo mùa vụ trong thời gian nông nhàn và một số lao động trẻ em, lao động là người khuyết tật ở địa phương. Doanh thu năm 2020 ước đạt 20 tỉ đồng, quỹ tiền lương bình quân gần 1 tỉ đồng/tháng, thu nhập bình quân của người lao động là trên 5 triệu đồng/người/tháng sau khi đã tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định pháp luật.

Cũng là người lao động địa phương vào làm việc trong Công ty, ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty vui vẻ chia sẻ, ngoài việc thực hiện đúng quy định pháp luật về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, Công ty cũng luôn quan tâm chăm lo, động viên khen thưởng người lao động, từ đó đã tạo sự đồng thuận, thúc đẩy thi đua sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động.

Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty đã trao đổi và thống nhất ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn