MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nợ BHXH đang có xu hướng tăng sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh.

Gần 400 hồ sơ doanh nghiệp nợ BHXH được công đoàn đề nghị khởi tố

P.Linh LDO | 25/10/2022 19:04

Nhiều doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài nhưng chế tài xử lý chưa nghiêm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động.

Đây là thông tin được ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra tại hội nghị đối thoại, tham vấn ý kiến của công nhân và cán bộ công đoàn về chính sách, pháp luật an sinh xã hội được tổ chức tại Khánh Hòa ngày 25.10.

Theo ông Lê Đình Quảng, cả nước hiện có gần 30 triệu lao động trong độ tuổi chưa tham gia BHXH. Tình trạng chậm, trốn đóng BHXH đang có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp. Thống kê của BHXH cho thấy năm 2019, nợ BHXH cả nước là hơn 10.000 tỉ đồng, năm 2020 là 11.600 tỉ và đến tháng 9.2022, nợ 21.232 tỉ đồng và 34% trong số đó chậm đóng 3 năm.

Theo ông Lê Đình Quảng, những ý kiến từ cơ sở, từ người lao động là một trong những căn cứ để cơ quan chức năng kiến nghị điều chỉnh chính sách an sinh phù hợp.

Gần 30.000 đơn vị, DN phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn với số tiền BHXH còn nợ đọng trên 3.215 tỉ đồng, ảnh hưởng quyền lợi của hơn 206.000 NLĐ.    

Vấn đề quản lý thu nộp BHXH mặc dù được cải cách nhiều khi sổ bảo hiểm được chuyển giao người lao động giữ, người lao động theo dõi được quá trình đóng của mình, tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với hành vi nợ, chậm, trốn đóng còn chưa đủ mạnh nên khó xử lý.

Công đoàn được pháp luật trao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH, nhưng đến nay, việc triển khai gặp khó khăn. Vướng từ thuật ngữ vì muốn khởi tố được thì phải có điều kiện, hành vi…, các khái niệm trên lại chưa được pháp luật quy định.

"Hiện có gần 400 hồ sơ các doanh nghiệp nợ BHXH được Công đoàn gửi sang cơ quan chức năng đề nghị khởi tố. Tuy nhiên, chỉ mới được 12 vụ, trong đó có 2 vụ đình chỉ, 10 vụ đang giai đoạn đều tra chưa khởi tố được. Vướng nhất là muốn xử lý hình sự thì phải qua xử lý hành chính, trong khi chúng ta kiểm tra là chính chứ không có xử phạt hành chính…" - ông Quảng nói.

Nhiều lao động cho rằng cần một cơ quan đứng ra giải quyết quyền lợi cho NLĐ khi doanh nghiệp nợ BHXH, DN không đóng BHXH vì thực tế lương hàng tháng NLĐ vẫn bị trừ tiền BHXH.

Liên quan đến quy định khởi kiện nợ BHXH của tổ chức Công đoàn, ông Đỗ Đức Thiệm- Trưởng Ban Chính sách, tuyên giáo nữ công LĐLĐ Lâm Đồng cho rằng: Quyền khởi kiện nên trao cho công đoàn cấp trên chứ không nên để CĐCS vì sẽ khó mà thực thi.

Ông Thiệm cũng đề xuất bổ sung BHTN, BHXH phải gắn liền với tiền lương, cần sự ràng buộc, đồng bộ để người sử dụng lao động không nợ BHXH của NLĐ. Tăng vai trò giám sát của Công đoàn cần tăng bổ sung quy định công khai lương, đóng BHXH hàng tháng cho tổ chức công đoàn, NLĐ thay vì 6 tháng như hiện nay để ngăn ngừa ngay nguy cơ nợ đọng BHXH.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn