MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Gần 500 lao động của Thanh Hóa làm việc ở Hàn Quốc ở lại bất hợp pháp

Quách Du LDO | 10/06/2020 12:07

Số lao động đi làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng nhưng không về nước chiếm tỉ lệ cao. Vậy nên, để hạn chế tình trạng trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với một số huyện, thị, thành phố.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, những năm trở lại đây, số lao động của tỉnh Thanh Hóa đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS liên tục tăng.

Danh sách các quận, huyện bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2020. Ảnh: Quách Du

Từ năm 2010 đến nay, có trên 8.000 lao động xuất cảnh theo chương trình EPS, qua đó, giúp nhiều gia đình tăng nguồn thu, cải thiện đời sống kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay xảy ra tình trạng, nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc không về nước đúng thời hạn theo hợp đồng và ở lại cư trú bất hợp pháp.

Để để hạn chế tình trạng trên, vừa qua Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, đối với 3 huyện, thành phố của tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể 3 huyện, thành phố bị tạm dừng gồm; huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa và TP. Thanh Hóa. Trong đó, huyện Đông Sơn (có 216 lao động cư trú bất hợp pháp), huyện Hoằng Hóa (có 121 lao động cư trú bất hợp pháp) và TP. Thanh Hóa (có 69 lao động cư trú bất hợp pháp)

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Ngọc Trung – Trưởng Phòng lao động việc làm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc nhiều lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng nhưng không về nước là do một số chế tài xử lý lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp của hai nước (Hàn Quốc và Việt Nam) chưa đủ mạnh để răn đe chủ sử dụng lao động Hàn Quốc và người lao động Việt Nam.

Cùng với đó, tình hình việc làm của lao động tại địa phương khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định. Trong khi, thu nhập của lao động ở Hàn Quốc lại cao, nên tâm lý lao động không muốn về nước.

Cũng theo ông Trung, để hạn chết tình trạng trên, trước hết, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện cần chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục phối hợp, tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng hạn trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, các địa phương có tỷ lệ lao động ở lại và cư trú bất hợp pháp cao.

Ngoài ra, yêu cầu các gia đình có con em đang làm việc tại Hàn Quốc ký Bản cam kết vận động người lao động không ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và hàng ngày thông báo bằng loa truyền thanh xã, phường, thị trấn, thôn, bản danh sách những người lao động hết hạn hợp đồng cư trú bất hợp pháp, để nhân dân và người lao động nắm được.

Bên cạnh đó, lên án mạnh mẽ những người lao động tại Hàn Quốc không về nước đúng hạn, thực hiện xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm theo quy định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn