MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nữ công nhân KCN Thăng Long (Hà Nội) mua hoa quả trên đường đi làm về. Ảnh: Bảo Hân

Giá cả tăng, con công nhân uống “sữa tăng ca” của mẹ

Bảo Hân LDO | 26/05/2022 07:36
Giá xăng tăng cao thời gian gần đây đã kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng theo, khiến cuộc sống của người lao động đã khó khăn ngày càng chật vật hơn. Nhiều công nhân lao động mong muốn nhà nước có những biện pháp phù hợp để bình ổn giá, kiềm chế lạm phát.

Công nhân “treo” bình gas                  

Mới đây, vợ chồng chị Nguyễn Thị An (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) quyết định “treo” bếp gas lên gác xép, chuyển sang nấu ăn bằng bếp từ. Dù bất tiện nhưng chị An phải lựa chọn như vậy do giá gas tăng cao. 

“Trước đây, giá gas 280.000 đồng/bình, nhưng từ đợt giá xăng tăng cao, giá gas vọt lên 380.000 đồng/bình. Cứ 2 tháng, vợ chồng tôi sẽ phải thay bình gas mới” - chị An cho hay. Theo tính toán chi li của chị An, nếu chuyển sang nấu ăn bằng bếp từ thì sẽ tiết kiệm 50.000-100.000 đồng/tháng.

Không chỉ giá gas tăng, nữ công nhân đang trong thời gian nuôi con nhỏ (mới hơn 2 tháng tuổi) này còn cảm nhận rõ giá của những mặt hàng thực phẩm khác cũng đã tăng. “Vợ chồng tôi ăn gì cũng được, nhưng 2 cháu nhỏ (đều đang học mẫu giáo) phải ăn uống cho đủ chất. Bữa ăn của vợ chồng tôi thường chỉ có rau, đậu phụ, thịt lợn; còn 2 cháu có suất ăn riêng, thường có thêm thịt bò, tôm để bổ sung chất dinh dưỡng” - chị An cho hay. Theo chị An, khi giá xăng chưa tăng cao, giá thịt bò thăn loại ngon là 250.000 đồng/kg, nay đã lên 280.000 đồng/kg; giá tôm tăng gần gấp đôi: Từ 170.000 đồng/kg lên 350.000 đồng/kg.

Giá cả các loại mặt hàng tăng khiến cuộc sống của gia đình công nhân này đã khó khăn lại càng thêm thiếu thốn. Chị An đang nghỉ chăm con, không có lương (chị chưa làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản) nên mọi chi phí của cả gia đình trông chờ vào thu nhập của chồng. Chồng chị làm công nhân, nếu làm ca đêm, tăng ca, tổng thu nhập được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng; nếu không, con số này chỉ ở mức 7 triệu đồng/tháng. 

Khoản tiền của chồng chị phải chia năm, xẻ bảy: Tiền thuê nhà, điện nước (1 triệu đồng/tháng); tiền ăn uống, sinh hoạt, xăng xe (4-5 triệu đồng/tháng); tiền học phí của 2 con đang học mẫu giáo (1,5 triệu đồng/tháng)…

“Cách đây vài ngày, tôi đi tiêm phòng cho con út mà đã mất 2 triệu đồng. Thu nhập không đủ trang trải nên tôi phải vay mượn người thân tiêu tạm, khi nào có sẽ trả sau” - chị An than. Vừa rồi, chị còn phải “cắt” khoản tiền mua sữa cho 2 con mỗi tháng khoảng 2-3 triệu đồng. Thay vào đó, các cháu sẽ dùng sữa do công ty nơi chồng chị làm việc hỗ trợ khi công nhân tăng ca.

Với mức thu nhập khiêm tốn, vợ chồng chị An rất khó dành dụm, tiết kiệm. “Thời gian vợ chồng tôi cùng sản xuất “3 tại chỗ”, ít phải chi tiêu nên đã để ra được khoảng 15 triệu đồng. Nhưng sau đó, tôi bị động thai, rồi bị COVID-19, rồi lại phải mổ đẻ nên số tiền tiết kiệm chẳng còn” - chị An kể. 

Để công nhân không có cảm giác “mất cắp” khi đi chợ 

Với thực tại giá cả đang tăng như hiện nay, chị An mong muốn Nhà nước có chính sách hợp lý để bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, để những gia đình công nhân như chị không có cảm giác “mất cắp” mỗi lần đi chợ, để cuộc sống của họ đỡ đi phần nào chật vật, thiếu thốn. 

Chị Thu Trang (thuê trọ tại chung cư CT1A, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng có mong muốn tương tự trước nguy cơ giá các loại mặt hàng “té nước” theo giá xăng. 

Tổng thu nhập của vợ chồng chị Thu Trang rơi vào khoảng 20-22 triệu đồng/tháng. Đây là con số khá cao, nhưng gia đình này có rất nhiều thứ phải chi: Tiền nuôi 2 con ăn học; tiền thuê nhà, điện nước, mạng internet, gửi xe (gần 3 triệu đồng); tiền ăn cho cả nhà… nên không dành dụm được là bao. 

“So với khi xăng chưa lên giá, bây giờ, giá nhiều loại mặt hàng  đã tăng lên. Ví dụ, một chai dầu ăn đã tăng khoảng 10.000 đồng/chai so với trước. Giá thịt, cá cũng tăng hơn” - theo chị Thu Trang. Ngoài ra, chị Thu Trang phải đi làm xa (hơn 10km), nên khi giá xăng tăng, chị phải mất nhiều tiền hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn