MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hội nghị góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sáng 12.10 tại Hà Tĩnh. Ảnh: TT.

Hà Tĩnh góp ý Luật Công đoàn: Cần duy trì thu 2% kinh phí công đoàn

TRẦN TUẤN LDO | 12/10/2020 12:52

Sáng 12.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu là cán bộ công đoàn đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động ở cơ sở hiện nay, cũng như kiến nghị cần quy định cụ thể hơn tại một số nội dung trong dự án Luật Công đoàn sửa đổi.

Ông Lê Văn Chí - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ Hà Tĩnh cho rằng, cần tiếp tục duy trì mức thu 2% kinh phí công đoàn. Luật cần quy định rõ quyền của công đoàn đối với công tác cán bộ thuộc tổ chức công đoàn. Ảnh: TT.

Ông Phan Mạnh Hùng – Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ Hà Tĩnh đề nghị nên cụ thể, đưa vào luật về việc trích sử dụng kinh phí công đoàn. Ảnh: TT.

Ông Nguyễn Đức Thạch - Chủ tịch Công đoàn các KKT tỉnh Hà Tĩnh cũng cho rằng, việc thu 2% kinh phí công đoàn, trong đó để lại 70% cho công đoàn cơ sở để chăm lo người lao động là rất ưu việt. Do vậy cần duy trì quy định mức thu này.

Ông Nguyễn Xuân Long – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Tĩnh đề nghị tăng biên chế cho cán bộ công đoàn cấp huyện. Bởi, hiện nay cán bộ công đoàn ít người mà làm rất nhiều việc. Về băn khoăn trong thu kinh phí công đoàn, ông Long cho rằng việc thu kinh phí công đoàn cũng rất vất vả, nếu vậy nhà nước nên chăng cấp kinh phí cho công đoàn hoạt động giống những tổ chức chính trị xã hội khác. Ảnh: TT.

Ông Trần Hậu Hùng – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh cho rằng cán bộ công đoàn thời gian tham gia nhiệm vụ chính trị rất nhiều nên hạn chế về thời gian thực hiện nhiệm vụ công đoàn.

Ông Võ Văn Lưu – Phó Tổng giám đốc – Chủ tịch công đoàn Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho rằng, cần duy trì mức thu kinh phí công đoàn tối thiểu là 2% như lâu nay để công đoàn có kinh phí hoạt động, nếu không sẽ rất khó khăn. Ảnh: TT.

Bà Phan Thị Mai Hoa - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Tĩnh cho rằng quy định khởi kiện chậm đóng BHXH, chây ì nộp BHXH thì quyền khởi kiện của công đoàn là chính đáng, nhưng đến nay vẫn vướng chưa thực hiện được. Luật sửa đổi cần quy định cụ thể thẩm quyền khởi kiện của công đoàn cấp để đảm bảo được chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động khi xảy ra tranh chấp. Ảnh: TT.

Ông Đặng Văn Dũng – Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động Sở LĐTBXH Hà Tĩnh chia sẻ kỳ vọng vào sự đột phá sau khi sửa đổi Luật Công đoàn để giúp phát triển tốt hơn cho tổ chức công đoàn và đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho đoàn viên, người lao động.

Ông Ngô Đình Vân – Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Tĩnh cho rằng cần đưa đối tượng lao động người nước ngoài vào vận động gia nhập tổ chức công đoàn. Bởi hiện nay doanh nghiệp FDI vào nước ta đầu tư nhiều với số lượng cán bộ, nhân viên là người nước ngoài rất lớn, nhiều người trong số đó cũng muốn gia nhập tổ chức công đoàn.

Ông Ngô Đình Vân - Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Tĩnh cũng cho rằng, về sử dụng kinh phí công đoàn, chính phủ nên quy định bằng nghị định luôn để công khai, khách quan, minh bạch giúp thuận lợi trong hoạt động thu, chi của tổ chức công đoàn. Ảnh: TT.

Ông Nguyễn Văn Danh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh cho rằng đối với việc sử dụng kinh phí công đoàn nên quy định theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Cũng cần quy định quyền của công đoàn trong công tác cán bộ trong hệ thống tổ chức công đoàn.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cảm ơn các ý kiến góp ý của đại biểu dự hội nghị và hứa Đoàn sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến góp ý để trình Quốc Hội.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp thu và hứa sẽ tổng hợp các ý kiến trình Quốc Hội. Ảnh: TT

Ông Sơn cũng đồng tình với việc sửa đổi Luật Công đoàn phải cụ thể hơn, để thấy rõ được quyền thực thi nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, giúp vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động được tốt hơn. Trong đó, rất cần quy định rõ ràng đối với vấn đề thu chi kinh phí công đoàn, các vấn đề chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, kiêm nhiệm...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn