MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hậu quả người lao động phải chịu khi tự bỏ việc không có lý do

Quế Chi (T/H) LDO | 18/03/2022 09:55

Có trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này, người lao động có thể phải đối mặt với hậu quả gì? 

Theo Điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Còn theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, nếu không có lý do chính đáng mà nghỉ việc từ 5 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày thì người lao động có thể phải đối mặt với việc bị sa thải.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn