MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Phạm Thị Xuân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công (Liên đoàn Lao động Yên Bái) nhận bằng khen điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ảnh: B.N

Hiệu quả từ mô hình công đoàn cơ sở “Ba có, Ba không” ở Yên Bái

Bảo Nguyên LDO | 24/12/2023 11:28

Bà Phạm Thị Xuân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công (Liên đoàn Lao động Yên Bái) là cá nhân duy nhất đại diện 43.000 công đoàn viên tỉnh vùng cao này được biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trình bày tham luận tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018 - 2023 do Bộ Công an phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, bà Phạm Thị Xuân chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác xây dựng mô hình “Công đoàn cơ sở (CĐCS) không có người mắc tệ nạn xã hội” và phong trào “Gia đình công nhân, viên chức, lao động không có người mắc tệ nạn xã hội”.

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ; diện tích tự nhiên 6892,67km2 ; dân số trung bình 847.245 người với 30 dân tộc chung sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%, trình độ dân trí còn hạn chế nên vẫn còn một số hủ tục lạc hậu tiềm ẩn tệ nạn xã hội.

Nhằm thực hiện tốt phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, từ việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn của công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hiệu quả; trong đó, mô hình Công đoàn cơ sở “Ba có, Ba không” là một trong những mô hình thu hút được đông đảo đoàn viên, công chức, viên chức, lao động tham gia và đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Cụ thể, “Ba có” là: có xây dựng kế hoạch hoạt động, có tổ chức phong trào thi đua, có tổ chức đánh giá xếp loại hằng năm.

“Ba không” là: không có người lao động không được chăm sóc bảo vệ, không có người lao động vi phạm pháp luật, không mất đoàn kết.

Từ việc cụ thể hóa thực hiện mô hình CĐCS “Ba có, Ba không”, Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công đã tham mưu triển khai mô hình “CĐCS không có người lao động mắc tệ nạn xã hội” và mô hình “Gia đình công nhân, viên chức, lao động không có người mắc tệ nạn xã hội”; với các tiêu chí cụ thể phù hợp với nhiệm vụ của từng ngành, nghề, đơn vị gắn với việc thực hiện xây dựng CĐCS vững mạnh.

Với cương vị là Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công LĐLĐ tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Xuân đã hướng dẫn các CĐCS làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan; tệ nạn rượu, bia) giúp đoàn viên nâng cao nhận thức, nắm được tác hại để không vi phạm.

Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Xuân còn tham mưu chỉ đạo các CĐCS xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền và vận động CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng “Xã, phường, thị trấn không có ma túy”; vận động cán bộ, đoàn viên tham gia tuyên truyền nhân dân xóa bỏ cây thuốc phiện, không tái trồng cây thuốc phiện ở các xã thuộc vùng cao.

Nhờ vậy, từ mô hình công đoàn cơ sở “Ba có, Ba không” còn có thêm phong “Ba bỏ” thuốc phiện. Sự đóng góp của các cấp công đoàn đã góp phần giúp tỉnh Yên Bái cơ bản xóa được cây thuốc phiện (trước đây, Yên Bái là một trong 8 tỉnh có diện tích trồng cây thuốc phiện lớn nhất cả nước).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn